1. Xác định thói quen thay đổi
Bạn biết đấy, nếu bạn muốn thay đổi, bạn phải biết bạn cần thay đổi điều gì.
Vậy bây giờ hãy nhìn lại những việc làm trong ngày và thường xuyên của bạn, đâu là một thói quen bạn muốn thay đổi?
Hãy hỏi bản thân bạn một vài câu hỏi:
- Các giá trị mà thói quen này mang đến cho bạn là gì?
- Bạn dành bao nhiêu thời gian cho thói quen này?
- Có một hành động hay cách làm nào khác hiệu quả hơn chứ?
- Bạn có nhận được hạnh phúc hay ý nghĩa từ thói quen này chứ?
- Bạn nghĩ gì về thói quen này?
Và hãy viết xuống một danh sách những điều bạn không muốn làm hay bạn biết là bạn không nên làm, đó là những điều mà chúng ta sẽ thay đổi sau bài viết này.
2. Xác định kết quả thay đổi
Bây giờ bạn đã có điều bạn muốn thay đổi, hãy hỏi bản thân bạn: Vì sao bạn làm điều đó?
Ví dụ anh A có thói quen xem TV, anh ấy biết được mình có thói quen đó vì anh ấy muốn dành thời gian giải trí và thư giãn.
Biết được lí do này, anh ấy có thể thay đổi thói quen xem TV với thói quen đọc sách hoặc thiền.
Hoặc chị B có thói quen thức khuya, chị ấy biết được mình có thói quen này bởi vì không gian yên tĩnh để dành cho chính bản thân mình.
Biết được lí do này, chị ấy quyết định ngủ sớm và dậy sớm, đơn giản.
Bạn có thể tìm hiểu 7 Thói quen dẫn đến Thành công.
3. Bắt đầu nhỏ
Hoặc anh C có thói quen anh đồ ăn nhanh, anh ấy biết được mình có thói quen này vì sự tiện lợi và dễ dàng mà chúng mang đến, hay nói cách khác là anh ấy lười.
Nhưng giờ anh ấy nhận ra tầm quan trọng của thức ăn đối với cơ thể, anh ấy quyết định sẽ tự nấu cho bản thân, bắt đầu bằng những món đơn giản và tiện lợi.
Hay anh D đổi từ thói quen hút thuốc sang sử dụng kẹo cao su và từ kẹo cao su đến bỏ hẳn.
Hay chị E xây dựng thói quen tập thể dục bắt đầu từ quyết định đi bộ từ công ty về nhà, rồi đến các bài tập HIIT.
Tương tự như thế, hãy xác định thói quen của bạn, vì sao bạn làm thế, nếu có sự thay đổi trong nhận thức của bạn như anh C, hãy bắt đầu từng bước một: như anh C bắt đầu bằng những món tiện lợi và đơn giản, và sử dụng các bước đệm như anh D hay chị E.
Một bài viết thú vị về hành động: Hãy làm những chuyện phi logic.
4. Tập trung vào một thói quen
Chúng ta chỉ nên thay đổi một thói quen một lần, đặc biệt là đối với những thói quen lâu năm.
Tâm trí chúng ta vận hành theo phương pháp tập trung, không phải là đa nhiệm (multitasking), nghiên cứu cho thấy sự mất tập trung không những không tăng mà còn giảm hiệu suất của chúng ta.
Đó là lí do mà chúng ta quan trọng việc đạt mục tiêu trước khi làm bất cứ việc gì.
Một mục tiêu rõ ràng sẽ giống như một tấm bản đồ dẫn lối, và bạn biết đấy, chúng ta chỉ nên đi theo một tấm bản đồ mỗi lần.
Bạn có thể đọc thêm ở bài viết 8 Bí mật của Nghệ thuật Đạt mục tiêu.
5. Thay đổi trên nền tảng cũ
Khi chúng ta thay đổi một thói quen, cách làm hiệu quả nhất là liên kết điều mà ta thay đổi (cái mới) với những điều mà ta đã có (cái cũ).
Vì dụ nếu bản quyết định phát triển thói quen thiền định và bạn đã có thói quen ngủ lúc 10 giờ, bạn có thể bắt đầu thiền trước khi ngủ.
Hay bạn có thói quen dậy lúc 5 giờ sáng và muốn phát triển thói quen đọc sách, hãy liên kết chúng với nhau bằng việc đọc sách sau khi thức dậy.
Hãy có một kế hoạch khi phát triển một thói quen mới để bạn biết bạn cần phải làm gì trong mỗi giai đoạn, bài viết 6 Sự thật về Quản lý thời gian có thể giúp được bạn.
6. Cam kết với thay đổi
Quãng thời gian đầu của thay đổi là khó nhất, cho đến khi nó trở thành một thói quen.
Khi bắt đầu thay đổi, hãy cam kết với bản thân bạn rằng bạn sẽ thực hiện điều này trong suốt 30 ngày.
Hãy cam kết với bản thân bạn rằng bạn chắc chắn sẽ thay đổi, bạn sẽ trở thành một con người mới bắt đầu từ hôm nay.
Hãy quyết định cắt bỏ những thói quen cũ như cỏ dại để cho thói quen mới phát triển.
Nếu bạn luyến tiếc thói quen cũ, hãy nhớ lại vì sao bạn lại thay đổi và sau khi thay đổi bạn sẽ trở thành người như thế nào.
Hãy giữ hình ảnh đó trong tâm trí bạn và hành động.
Nếu phát triển bản thân là một trong những ưu tiên của bạn, hãy đọc bài viết: 10 Nguyên tắc để Học tập hiệu quả.
7. Liên kết thay đổi với phần thưởng
Đây là một cách thú vị để thúc đẩy bản thân bạn hành động.
Ví dụ bạn có sở thích xem phim và bạn phát triển thói quen tập thể dục, hãy liên kết chúng lại với nhau, làm cách nào?
Hãy đặt ra một mục tiêu thể dục cho bạn, hãy nói đơn giản là 30 phút, và như bạn biết, sau 30 phút đó bạn sẽ xem 1 tập của bộ phim bạn thích, tùy bạn.
Điều quan trọng là bạn phải có một mục tiêu để thay đổi. Nếu bạn chỉ nói rằng tập thể dục và bạn xem phim, bạn có thể chỉ tập 20 phút, 10 phút, hãy đặt ra một mục tiêu mà bạn cảm thấy là hợp lí.
Không quá cao và cũng không quá đơn giản, hợp lí.
8. Khích lệ bản thân bạn
Khi bạn hoàn thành một mục tiêu bạn đề ra, bên cạnh phần thưởng ở mục 7, hãy khích lệ bản thân bạn một cách chủ động bằng những lời khẳng định xây dựng niềm tin ở bạn.
Khi bạn khích lệ bản thân mình bạn sẽ gửi một thông điệp đến tiềm thức rằng bạn đang đi đúng hướng và điều bạn đang làm nên được lặp lại, nghiên cứu cho thấy khi bạn khích lệ bản thân bạn, não bộ sẽ tiết ra dopamine và gắn liền chúng với hoạt động đó.
Hãy đọc bài viết 5 Quyền năng của Suy nghĩ để bắt đầu làm chủ bản thân bạn.
9. Hình ảnh nội tâm mới
Hình ảnh nội tâm là cách mà bạn nghĩ về bạn, hãy nhớ lại cách mà bạn giới thiệu bạn với mọi người và những điều mà bạn hay nghĩ về bản thân bạn.
- Bạn là công việc.
- Bạn có khả năng này, này và này.
- Bạn là tên bạn.
- Bạn có kinh nghiệm trong điều này và điều kia.
Để phát triển, bạn phải bắt đầu bằng một hình ảnh bản thân mới: Bạn muốn bạn trở thành người như thế nào?
Chị E sẽ không phát triển thói quen tập thể dục nếu chị không muốn có một vóc dáng đẹp.
Anh D sẽ không thể nào bỏ hút thuốc nếu anh ấy không nhận ra tầm quan trọng của sức khỏe.
Anh F sẽ không phát triển thói quen đọc sách nếu anh ấy không muốn phát triển bản thân.
Điều quan trọng nhất khi thay đổi một thói quen là mindset, bạn muốn trở thành người như thế nào?
10. Hành động
Chúng ta đều biết rằng ngày mai không bao giờ đến chứ đừng nói đến tuần sau, tháng sau hay năm sau.
Nếu bạn đợi đến khi bạn sẵn sàng, bạn sẽ đợi đến già; bởi chúng ta sẽ chẳng bao giờ sẵn sàng cho đến khi chúng ta hành động.
Hãy bắt đầu ngay từ hôm nay, phải, ngay từ hôm nay, với những bước nhỏ, từng bước chậm rãi.
Nếu một cách không được thì bạn có thể thử cách khác, nếu bạn chưa có đủ nguồn lực thì hãy bắt đầu bằng việc phát triển nguồn lực.
Nếu Bill Gates mà đợi có tiền mới bắt đầu thì sẽ chẳng bao giờ có Microsoft, mà có lẽ nếu chỉ đợi thì Bill cũng chẳng bao giờ giàu.
Bây giờ bạn làm gì?
Phát triển một mẫu người mới và tập trung vào chỉ một thói quen một lần.
Quan trọng là bạn hành động, quan trọng là bạn tiếp tục tiến lên dù cho chỉ là những bước tiến nhỏ.
Nhưng không có nghĩa là chúng ta tiến lên một cách mù quáng, chúng ta luôn xem xét đến những chặng đường hiệu quả nhất và luôn thay đổi khi cần thiết.
Trên chặng đường hành động, bạn sẽ nhận ra những điều mới và những hoàn cảnh mới, hãy luôn thay đổi và thích nghi khi cần thiết. Thậm chí nếu thật sự cần thiết, bạn có thể thay đổi một chút mục tiêu của bạn.
Nếu bạn cần sự dứt khoát và quyết đoán, hãy đọc bài viết 5 Bí mật về Quyết định.
Một số bài viết khác về thói quen:
- Các chương trình tự động.
- 5 Thói quen đau khổ và nghèo đói.
- 5 Bước kiểm soát thói quen.
- Tâm và thân: Vương quốc thói quen.
Nếu bạn cảm nhận được ý nghĩa của bài viết, hãy tham gia ngay các chương trình của chúng ta, nếu chưa sẵn sàng thì hãy chia sẻ nó và tiếp tục các bài viết khác.