Bạn đang tìm kiếm thanh thản và mãn nguyện để có thể tận hưởng cuộc sống?
Bạn muốn tìm ra ý nghĩa ở giây phút hiện tại?
Bạn cảm thấy thú vị với thiền và muốn trải nghiệm một hương vị mới trong cuộc đời mình?
Bài viết nói về 8 Bí mật về Nghỉ ngơi, mà bạn biết đấy, bí mật lại chẳng phải là bí mật.
Nếu cảm nhận được ý nghĩa của bài viết, bạn có thể chia sẻ nó.
1. Vì sao phải nghỉ ngơi?
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, chán chường, mất hi vọng, nghỉ ngơi là giải pháp.
Nếu bạn muốn phát triển về mặt tâm linh và tìm thấy bản thể thật của bạn, nghỉ ngơi là giải pháp.
Nếu bạn muốn tìm ra ý nghĩa cuộc sống và niềm vui trong khoảnh khắc hiện tại, nghỉ ngơi là giải pháp.
Vậy, vì sao bạn phải nghỉ ngơi?
Chẳng vì lí do gì cả, nghỉ ngơi là nghỉ ngơi.
Một bài viết thú vị về cảm giác chán chường: Bạn có mệt mỏi với cảm giác bế tắc không?
2. Nghỉ ngơi là gì?
Chúng ta thường cho rằng nghỉ ngơi là dành thời gian để làm những chuyện bản thân yêu thích, giải trí, gặp gỡ một vài người.
Nhưng nếu bạn để ý về định nghĩa ở trên, bạn sẽ nhận ra chúng toàn là hoạt động, đều là hoạt động.
Nghỉ ngơi là không làm gì cả, thật sự không làm gì cả.
Ngồi hoặc nằm trong một tư thế thoải mái, cân đối và thư giãn, cho phép bản thân thật sự thư giãn và không nghĩ gì cả.
Không cố làm gì, không cố đi đâu, không có gì để thay đổi, mọi chuyện đều đã hoàn thành, đã đến nơi, đã hoàn tất, đã trọn vẹn, chỉ thư giãn, thật sự thư giãn.
Nghỉ ngơi là không làm gì cả, cho phép bản thân bạn về với chính bạn, nghỉ ngơi là Hành trình trở về với chính bạn.
Nghỉ ngơi là nghỉ ngơi, không phải là ngủ.
3. Nghỉ ngơi là không can thiệp
Không nghỉ ngơi bạn chỉ nghỉ ngơi, yên tĩnh, bất động, không can thiệp, chỉ quan sát, chỉ nhận biết, chỉ ý thức, bạn không còn ở đó, bạn trở thành người quan sát.
Nghỉ ngơi là cho phép mọi chuyện diễn ra một cách tự nhiên, để mọi chuyện cứ thế và diễn ra, bạn không ngăn cản, không tác động.
Và khi nói về mọi chuyện, chúng ta đang nói đến tâm trí, suy nghĩ, bản ngã, hãy để chúng diễn ra, bạn chỉ quan sát, đi xuyên qua những điều bạn cho là “bạn” và của bạn, quan sát.
Cho phép mọi chuyện diễn ra và quan sát chính bản thân bạn. Lắng nghe mọi suy nghĩ của bạn mà không can thiệp.
Hãy tưởng tượng suy nghĩ của bạn là những chiếc xe chạy qua trên đại lộ, hãy chỉ quan sát chúng đi qua mà không ngăn cản chúng, ngăn cản chúng mâu thuẫn sẽ diễn ra.
Chúng có thể sẽ cuốn bạn đi, bạn sẽ quên, rồi bạn sẽ lại quên, mỗi lần như thế hãy trở về, hiện tại.
Bạn có thể đọc bài viết 7 Bí mật về sự Sống.
4. Nghỉ ngơi trong hơi thở
Bây giờ hãy quan sát đến hơi thở của bạn, chỉ quan sát mà không ngăn cản hay tác động.
Nghỉ ngơi cùng với nhịp thở của bạn, khi hít vào bạn biết bạn hít vào, khi thở ra bạn biết bạn thở ra.
Hãy cho phép bản thân bạn nghỉ ngơi trong hơi thở. Thở ra mọi điều bạn cất giữ, mọi phiền muộn và hít vào luồng sinh khí mới.
Nhẹ nhàng cho phép mắt bạn nghỉ ngơi và nhắm chúng lại. Thư giãn từng bộ phận của cơ thể và toàn bộ cơ thể và quan sát hơi thở.
Nghỉ ngơi qua 8 Bí mật về Thời gian.
5. Nghỉ ngơi trong im lặng
Hãy cho phép bản thân bạn được quên đi tất cả mọi thứ, quên đi chính bản thân bạn, quên đi hơi thở.
Chỉ còn im lặng, nghỉ ngơi với im lặng.
Bạn không còn là bất kì ai, chỉ còn im lặng.
Nếu có âm thanh nào phát lên từ bên trong, hãy lắng nghe nó và trở về quan sát trong im lặng.
Hãy cho phép bản thân bạn được biến mất trong giây phút im lặng này.
Hãy chấp nhận sự im lặng và đơn giản chỉ nghỉ ngơi.
Bạn có thể đọc một câu chuyện từ thiền sư Thích Nhất Hạnh: Say mê công việc, quên đi Cuộc sống.
6. Nghỉ ngơi trong mọi việc
Để bước đi, một chân bạn phải đứng yên. Để phát triển, rễ cây phải là phần không được thấy.
Trong mọi hành động phải có phần được nghỉ ngơi, nghỉ ngơi là ý thức.
Ý thức mỗi khi bạn bước đi, nói chuyện, ăn uống, nếu cảm thấy biết ơn, hãy thể hiện nó.
Khi tắm, hãy trò chuyện với dòng nước, quan sát các chuyển động của bạn.
Khi bước đi, để ý cách mà bạn bước đi và trò chuyện với con đường, với mặt đất.
Khi ăn, hãy tận hưởng thức ăn một cách trọn vẹn và hãy cảm ơn chúng đã đến với bạn.
Khi nói, hãy để ý những điều bạn nói và bạn sẽ chỉ nói những lời ý nghĩa.
Bạn có thể đọc 14 Lí do để bạn phát triển Lòng biết ơn.
7. Tác dụng của nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi chỉ có thể thật sự là nghỉ ngơi khi nó không có giá trị gì cả.
Vì vậy, bạn hãy chỉ đọc một vài tác dụng dưới đây và cho phép bản thân bạn quên đi chúng.
Hãy quên đi.
7.1. Thay đổi não bộ
Nghiên cứu cho chúng ta biết rằng chỉ sau 8 tuần thực tập thiền định, là điều mà chúng ta đơn giản gọi là nghỉ ngơi trong bài viết này, não bộ của một người có thể thay đổi.
Cụ thể là bạn sẽ “kiểm soát” (kiểm soát chỉ là từ ngữ) tốt hơn các cảm xúc, khiến bạn tận hưởng cảm giác hài lòng và biết ơn nhiều hơn.
Nói một cách đơn giản, bạn sẽ trở nên hạnh phúc “hơn”.
7.2. Hạnh phúc
Hạnh phúc thì không có hơn hay kém hơn, hạnh phúc chỉ là hạnh phúc.
Nhưng để chúng ta dễ hiểu, thói quen thiền định thường xuyên sẽ khiến chúng ta cảm nhận hạnh phúc dễ dàng hơn từ mọi việc, chúng ta sẽ cảm nhận được niềm vui sống tràn đầy và tự nhiên.
7.3. Tập trung
Khả năng tập trung của bạn sẽ được cải thiện.
Thiền định là tập trung vào hiện tại, càng luyện tập khả năng tập trung của bạn với sự ý thức, bạn càng nâng cấp năng lực tập trung của bản thân.
Một thói quen thiền định giúp bạn hiệu quả hơn với những công việc bạn làm, phát triển khả năng sáng tạo của bạn.
Và chúng ta có bài viết 7 Bí mật về Tập trung.
7.4. Ghi nhớ
Ghi nhớ và kết nối các thông tin sẽ trở nên dễ dàng.
Nói một cách khác, thói quen thiền định có thể khiến một người trở nên minh mẫn hơn.
8. Phát triển thói quen thiền định
Dành vài phút trước khi đi ngủ mỗi ngày nghỉ ngơi như khi bạn đánh răng trước khi đi ngủ và quan sát bản thân bạn.
Bạn biết đấy, chỉ một thói quen nhỏ cũng có thể thay đổi cả cuộc đời bạn, và thói quen nhỏ ấy là thiền định.
Từ hôm nay, kết nối với bản thân bạn vài phút trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
Hãy thực hành nghỉ ngơi trong 30 ngày và để ý xem bạn đã thay đổi như thế nào.
Mục đích của bài viết là truyền cảm hứng để bạn phát triển thói qeun thiền định, nếu chỉ đọc mà không hành động thì bạn cũng sẽ chẳng thay đổi gì, ý thức.