Đường tắt #1 Thoát khỏi Nỗi sợ thay đổi

Nỗi sợ thay đổi.
Mục lục
Picture of Giải Pháp Nhân Tài
Giải Pháp Nhân Tài
Sứ mệnh của Giải Pháp Nhân Tài là giúp mỗi vận dụng sức mạnh vô tận của tâm trí để bức phá mọi tiềm năng của bản thân và chinh phục mọi mục tiêu bạn đặt ra thông qua các chương trình đào tạo chuyên nghiệp, các buổi chia sẻ đầy tâm huyết và những bài viết truyền cảm.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email
Pinterest

Sợ hãi là điều vô nghĩa nhất mà bạn có thể làm. Bởi vì sợ hãi, bạn mong đợi nhận được gì từ nó cơ chứ?

Hầu hết mọi người trên hành tinh này đều luẩn quẩn trong một vòng bế tắc: nỗi sợ thay đổi.

Họ sợ phải mắc sai lầm khi bước tới, thiếu động lực để hành động khi bước lui.

Nỗi sợ thay đổi vốn là thứ chẳng đáng có, bởi lẽ một người chẳng nên sợ hãi thay đổi, có gì để sợ cơ chứ?  

Nỗi sợ thay đổi

Bản chất của bản ngã là ngoan cố, chúng luôn cố bám vào, dựa dẫm vào những điều đã biết – vùng an toàn.

Khi bước an khỏi vùng an toàn, bản ngã liền la toáng lên trong sợ hãi.

Vô minh về thế giới nội tâm, bạn và tôi chưa bao giờ thật sự đủ can đảm bước chân ra khỏi vùng an toàn ấm cúng.

Chúng ta bám víu vào những kết quả cũ. Chúng ta bám víu vào những “kiến thức” mà ta biết.

Và, điều này không thật sự mang lại hạnh phúc cho chúng ta.

Bởi vì hạnh phúc, đi cùng với tự do; tự do cả về thể chất, lẫn tinh thần.

Nỗi sợ thay đổi là bản chất tự nhiên của con người, bởi vì nó đi cùng với sự không chắc chắn.

Và với tư cách là con người, chúng ta chẳng dám đối mặt với những điều không chắc chắn.

Thế nên hầu hết mọi người được dạy phải tự dựng nên nhà lao mà chui vào đấy, họ gọi chúng là “tổ ấm”, “thoải mái”.

Con người sống trong quá khứ nhưng lại đuổi theo tương lai, thế khoảnh khắc hiện tại của họ, trốn ở đâu?

Sao lại gọi đuổi theo cái bóng là thông minh? Sao lại nói trốn trong lao tù là sáng suốt?
Sao lại gọi đuổi theo cái bóng là thông minh? Sao lại nói trốn trong lao tù là sáng suốt?

Sự sống chính là sự thay đổi. Làm sao có thể sống mà không đổi thay?

Sự sống chính là dòng chảy của tự nhiên, làm sao có thể trôi theo nó mà không di chuyển?

Tiến hay lùi thì có làm sao? Bởi lẽ kiểu gì mà bạn rồi sẽ chẳng đến đích?

Thay đổi chính là sự tự do, tự do vượt trên hiểu biết, tự do đầu tiên và cuối cùng. Con người lại ưa thích bị cầm tù sao?

Nỗi sợ thay đổi vốn không có thật, bởi vì có gì đáng phải sợ khi thay đổi cơ chứ?

Thay đổi là phép màu của sự sống. Thay đổi chính là khoảnh khắc hiện tại.

Chỉ khi thay đổi, bạn mới có thể thật sự sống trong khoảnh khắc mà bạn gọi là hiện tại đấy.

Đức Phật gọi đấy là sự trở thành, khi mà bạn không còn là một giọt nước, mà là một dòng nước.

Sự vô thức

Có lí do tự nhiên cho việc này. Với cái cũ người ta cảm nhận có hiệu quả. Với cái mới người ta thấy rắc rối. Với cái cũ bạn biết phải làm gì.

Với cái mới bạn có thể phải học từ ABC. Với cái mới bạn bắt đầu cảm thấy dốt nát. Với cái cũ bạn đã quá quen thuộc.

Với cái mới bạn cảm thấy xa lạ. Với cái cũ bạn đã vô thức. Với cái mới bạn luôn phải ý thức.

Thế nên con người dành cả đời luẩn quẩn với cái cũ, dù cho họ có đau khổ đi chẳng nữa thì quả là quá mạo hiểm cho cái mới!

Thế nên cả cuộc đời người đơn giản là luẩn quẩn, họ không dám tiến mà cũng chẳng dám lùi.

Họ không biết nên dựa vào tương lai hay quá khứ, họ cứ cố giữ lấy mà không buông.

Cho đến một ngày, họ tìm ra cây kim dưới đáy biển ấy, họ mới nhận ra cây kim ấy chẳng làm được tích sự gì.

Chúng ta đang sống một cách vô thức!
Chúng ta đang sống một cách vô thức!

Với cái cũ bạn thông thạo: bạn đã làm điều gì đó lặp đi lặp lại. Bạn có thể làm một cách máy móc, bạn chẳng cần chút nhận thức nào.

Với cái mới bạn sẽ phải tỉnh táo, nhận biết, để ý, tập trung, bằng không điều gì đó có thể sai lệch.

Có như vậy, bạn mới ý thức. Có làm điều mới bạn mới thật sự chú tâm. Bạn dành mọi năng lượng về hiện tại!

Làm sao con người có thể đủ can đảm để đổi cái cũ lấy cái mới chứ?

Nhưng họ có thể mất gì khi vứt cái cũ để lấy cái mới?

Đến một lúc, bạn sẽ nhận ra rằng nỗi sợ thay đổi mà những người xung quanh dành cả đời họ để nuôi dưỡng là vô lí.

Bởi lẽ cuộc sống là trải nghiệm, chẳng phải sao?

Bạn đâu thể trải nghiệm quá khứ hay tương lai? Bạn chỉ có thể trải nghiệm hiện tại.

Bạn chỉ có thể tận hưởng hiện tại, thế thì làm sao lại vứt bỏ nó?

Ví dụ về nỗi sợ thay đổi

Nổi sợ thay đổi ẩn chứa trong mọi khoảnh khắc của cuộc đời mỗi người, nó trở thành một bản năng tự nhiên, tự suy nghĩ, cho đến hành động.

Ví dụ nhé: khi bạn học lái xe, bạn tỉnh táo. Khi bạn đã lái được rồi, bạn quên tỉnh táo.

Bạn nhớ cách mà mình đã học lái xe đạp chứ? Bây giờ nghĩ lại thì bạn thấy quá dễ! Làm gì có khó hay dễ?

Hay cách bước đi, liệu bạn biết làm sao để bước đi hay không? Chẳng phải đó là câu hỏi thừa? Không phải.

Bạn có thể hát, nghe radio, nói chuyện với người khác hoặc nghĩ ngàn lẻ một thứ trong đầu trong khi vẫn lái xe như người máy – bạn không cần tỉnh táo.

Cái cũ trở thành máy móc, thói quen. Nhưng như vậy, bạn không sống. Bạn lái xe một cách vô thức. Mọi thứ trôi qua mà bạn chẳng hề chú ý!

Bởi vì trong tâm trí bạn lúc ấy chỉ chăm chăm hướng về tương lai? Bạn chỉ lo mà chạy về phía trước!

Thế còn hiện tại của bạn ở đâu?

Ngay từ khi còn là một đứa trẻ, chúng ta đều đã được dạy rằng phải hi sinh hiện tại vì một tương lai, tốt đẹp.

Hãy nhận ra nỗi sợ thay đổi trong bạn!
Hãy nhận ra nỗi sợ thay đổi trong bạn!

Điều thú vị là nỗi sợ thay đổi được truyền từ đời này sang đời khác như một báu vật không thể thiếu, một hành trang của cuộc sống!

Những nỗi sợ thay đổi lại đâu mang đến hạnh phúc?

Thà rằng nỗi sợ thay đổi mang đến hạnh phúc hay thành công thì việc sử dụng nó là chẳng có gì để bàn cãi.

Nhưng?

Đó là lý do tại sao sợ hãi đến cùng với cái mới. Đó là lý do tại sao trẻ em có khả năng học tập nhanh. Bạn càng già năng lực học càng ít. Rất khó dạy chó già những trò mới.

Nó sẽ lặp đi lặp lại những trò cũ, những trò nó biết. Những mô thức cũ đã bám rễ cực sâu.

Bạn sẽ chỉ lặp lại những điều bạn đã biết. Như vậy, bạn có thật sự sống?

Hiện tại là một khoảnh khắc độc lập chứ đâu có dựa trên quá khứ?

Câu chuyện:

Bánh táo và cà phê

Một nhà ngoại giao không nói được tiếng Anh. Khi chuông báo giờ ăn trưa vang lên ở trụ sở Hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông ta đứng sau một người và nghe ông ta gọi bánh táo và cà phê.

Thế là ông ta cũng gọi bánh táo và cà phê. Suốt 2 tuần liền ông ta chỉ ăn và uống 2 món đó. Sau cùng, ông ta quyết định thử món khác. Ông ta chăm chú lắng nghe một người khác gọi bánh kẹp thịt xông khói. 

Bánh táo và cà phê.
Bánh táo và cà phê.

– Bánh kẹp thịt xông khói. – Ông ta nói với người phục vụ quầy.

– Bánh mì trắng hay bánh mì đen? – Người phục vụ hỏi lại

– Bánh kẹp thịt xông khói. – Nhà ngoại giao lặp lại.

– Bánh mì trắng hay bánh mì đen? – Người phục vụ hỏi lại.

– Bánh kẹp thịt xông khói. – Nhà ngoại giao lăp lại.

– Trông đây! – Người phục vụ rất bức tức, ông ta vừa gầm lên vừa dứ nắm đấm vào mặt nhà ngoại giao – Ông muốn bánh mì trắng hay đen?

– Bánh táo và cà phê. – Nhà ngoại giao đáp.

"Tắt đi" nỗi sợ thay đổi

Ai phải chuốc lấy phiền phức như thế chứ? Nguy hiểm quá! Đó là lý do tại sao người ta cứ đi với cái cũ.

Nhưng nếu bạn ở với cái cũ, bạn không thực sự sống chút nào. Bạn chỉ sống nhân danh cuộc sống mà thôi.

Cuộc sống phải luôn là sự mới mẻ. Chỉ với cái mới và chỉ với cái mới. Đó mới là cuộc sống.

Nếu chỉ “gánh” theo cái cũ, bạn không sống. Bạn chìm vào mộng tưởng, quá khứ. Bạn quên đi khoảnh khắc tuyệt vời ở hiện tại.

Vượt qua nỗi sợ thay đổi.
Vượt qua nỗi sợ thay đổi.

Hãy cứ là người học, đừng trở thành người biết. Hãy cứ cởi mở, đừng nên khép kín. Hãy cứ ngu si, hãy vứt hết những tri thức đã tích lũy – một cách tự nhiên.

Mỗi ngày, mỗi khoảnh khắc giải phóng bản thân khỏi mọi thứ bạn đã biết và lại trở thành đứa trẻ. Trở nên hồn nhiên như trẻ thơ mới là cách sống, cách sống phong phú. Có như vậy, bạn mới thật sự sống.

Đừng để Quá Khứ tạo nên Nỗi sợ thay đổi!

Hãy chết để sống! Hãy để quá khứ chết đi để hiện tại phát triển. Hãy quên đi mọi điều bạn biết. Hãy từ bỏ mọi ký ức của bạn. Hãy chỉ tập trung vào hiện tại. Phật giáo gọi điều đó là chánh niệm.

Để làm được điều này, bạn phải từ bỏ cái tôi của bản thân, từ bỏ việc làm nô lệ của bản ngã.

Từ bỏ mọi ham muốn, khoái lạc và dục vọng. Chỉ hạnh phúc đến từ nội tâm là bền vững. Hãy để bản ngã chết đi để bản chất gốc phát triển.

Sống là trở thành.
Sống là trở thành.

Nếu không, bạn sẽ chỉ “tồn tại”. Đức Phật không xem “sống” là “tồn tại”, Ngài xem “sống” là “trở thành”.

Ta phải luôn “trở thành” để thật sự sống. Trở thành bông hoa. Trở thành dòng sông. Trở thành con người hoà toàn mới.

Con người ngày hôm qua đã không còn. Con người ngày mai là không thật. Chỉ có con người hiện tại. Con người phải luôn trở thành.

Đối mặt Nỗi sợ thay đổi

Nếu muốn thật sự sống, bạn phải luôn thay đổi. Đừng bị bó buộc vào quá khứ. Quá khứ đã qua. Chỉ còn hiện tại. Hiện tại là tất cả. Thay đổi mang đến cho bạn sự nhiệm màu.

Thay đổi mang đến cho bạn những góc nhìn hoàn toàn mới. Thay đổi mang đến cho bạn những trải nghiệm mới. Thay đổi mang đến cuộc đời mới.

Bạn phải luôn thay đổi!
Bạn phải luôn thay đổi!

Điều bạn cần làm là gì? Vượt qua nỗi sợ, đạt được giấc mơ. Bạn chỉ cần vượt qua nỗi sợ thay đổi.

Bạn sợ thay đổi vì bạn đang bám víu hiện tại. Bạn cảm thấy thế nào? Bạn có đang hạnh phúc? Hãy thành thật với bản thân bạn! Nếu không, tại sao bạn lại chấp nhận điều đó?

Hãy thay đổi ngay hôm nay, thay đổi cuộc đời bạn! Bạn không thể sống cuộc đời mới nếu bạn không thay đổi. Hãy vượt qua nỗi sợ thay đổi ngay hôm nay!

Làm chủ Nỗi sợ thay đổi

Bạn thấy đấy, nếu không thay đổi, bạn không sống. Khi thay đổi, ta ý thức. Tâm trí phải luôn thay đổi mọi khoảnh khắc. Có như vậy, cuộc đời bạn mới tràn ngập những sự mới mẻ.

Bạn không cần quá khứ. Bạn không cần kiến thức về sinh vật để cảm nhận một bông hoa. Hãy giải phóng bản thân bạn! Hãy thay đổi ngay hôm nay!

Làm chủ nỗi sợ thay đổi.
Làm chủ nỗi sợ thay đổi.

Nỗi sợ thay đổi ngăn bạn sống. Nỗi sợ thay đổi ngăn bạn sống một cách ý thức. Điều này làm cuộc đời bạn vô vị.

Bạn không tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống? Hãy thay đổi. Hãy chuyển hoá mọi nỗi sợ. Hãy chuyển hoá cái tôi của bạn.

Hãy buông bỏ. Buông bỏ để thật sự sống. Hãy bắt đầu cuộc đời mới ngay hôm nay! Hãy thật sự làm chủ cuộc đời bạn! Hãy trở về hiện tại!

Lời kết

Chúng ta luôn có giữ lại những kỷ niệm của mình. Liệu điều đó có làm ta thật sự hạnh phúc?

Ta dồn hết năng lượng của mình vào tương lai và quá khứ. Ta không quan tâm đến hiện tại. Ta sống một cách vô thức. Ta tồn tại qua ngày.

Trở nên hồn nhiên như trẻ thơ mới là cách sống, cách sống phong phú. Có như vậy, bạn mới thật sự sống. Chúng tôi có thể giúp bạn tìm về chính mình.

Hãy tham gia ngay các chương trình public của chúng tôi! Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tìm về chính mình!

5 1 đánh giá
Đánh giá
Chia sẻ Bài viết
Cam kết ý thức mỗi ngày!

Hãy nhận ngay Newsletter mỗi ngày để xây dựng thói quen ý thức cho bản thân bạn!

Theo dõi
Thông báo của
guest

1 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nhận ngay Newsletter -
Giữ tâm trí Ý thức mỗi ngày

Copyright © 2019 – 2021 Giải Pháp Nhân Tài. All Rights Reserved – Contact us.

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x