“An toàn thì tốt hơn hối tiếc”? Có thể bạn nghe rất thường xuyên. Mô tuýp của những kẻ lạc lối. Họ trốn cả đời trong vùng an toàn dưới sự che chở của bản ngã vĩ đại. Chẳng bao giờ dám nửa bước ra khỏi, an toàn thì tốt hơn hối tiếc?
Họ chấp nhận sống cả đời “bình thường”, chẳng bao giờ phát triển. Làm gì có điều gì là an toàn và làm gì có điều gì là hối tiếc? Rủi ro đồng nghĩa với việc phát triển. Chính những người chấp nhận rủi ro thường kết thúc là chiến thắng. Đây là một bài viết bởi Bob Proctor.
An toàn để rồi hối tiếc
Bao nhiêu người bạn biết đã bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời chỉ bởi vì họ phải bỏ công việc mình làm nhiều năm hay phải cầm cố nhà cửa? Thay vì gan dạ bước ra khỏi vùng an toàn họ lại quay về cố thủ. Và, điều họ nhận được là gì? Chẳng gì cả ngoài sự phiền não! Họ hối tiếc.
Họ không can đảm, họ không phát triển. Chính vì vậy, họ không sống theo cách họ muốn. Nỗi sợ phát triển là một yếu tố đặc trưng của bản ngã. Nhìn cái cách mà nó lo toáng lên khi ta cố thay đổi kìa. Bản ngã cố bám víu vào những điều “an toàn”. Và nếu ta không nhận thức và phát triển, bế tắc.
“Hoặc bạn bước vào vùng phát triển hoặc bạn quay lại vùng an toàn.”
– Abraham Maslow
Ông ấy cũng khuyên chúng ta rằng nếu bạn có kế hoạch làm cái gì đó thấp hơn khả năng thật sự của mình, bạn sẽ có thể không hạnh phúc suốt đời. Tôi không đề nghị bạn trở nên vô trách nhiệm, điều này có nghĩa rất khác với chấp nhận rủi ro, mặc dù tôi đồng ý rằng ranh giới của hai điều này khá mỏng manh.
Chơi an toàn
Ðối lập với chấp nhận rủi ro, dĩ nhiên là chơi an toàn. Chơi an toàn là cách sống tẻ nhạt, đáng xấu hổ. Rất nhiều người tại giai đoạn cuối nhìn lại cuộc đời mình và tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ đã làm điều này, thử cái kia.
Những người chơi an toàn không hề có cuộc sống mà họ mong muốn nếu không muốn nói là vô vị. Họ sống một cách vô thức! Bế tắc, lạc lối, luẩn quẩn… tại sao con người lại hướng đến sự an toàn giả tạo? Làm gì có điều gì là an toàn? Điều duy nhất an toàn nằm trong sự rủi ro.
“Thường thì sự khác biệt giữa người thành công và người thất bại không nằm ở việc ai có khả năng hay ý tưởng tốt hơn, mà ở lòng can đảm để đánh cược cho ý tưởng của mình, để chấp nhận rủi ro đã được tính kỹ, và hành động.”
– Maxwell Maltz
Chấp nhận rủi ro
Bạn thấy đấy, bạn sẽ chẳng bao giờ chủ động phát triển nếu không chấp nhận rủi ro. Tôi không nói chấp nhận nó một cách mù quáng. Nhưng nếu như bạn chùn bước chỉ vì một vài thử thách cỏn con, bạn nên xem lại chính mình.
Có thể điều đó thậm chí chẳng phải thử thách mà là một vài suy nghĩ nản chí mà bạn tự tạo ra cho chính bản thân mình. Bạn có đang tự giới hạn bản thân? Với tiềm năng vô hạn, bạn lại chấp nhận làm một người “bình thường” sao? Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, hãy chịu trách nhiệm cho chính cuộc đời bạn.
“Bí quyết của thành công là không thay đổi mục đích.”
Tục ngữ Hàn Quốc
Vượt qua nỗi sợ, đạt được giấc mơ. Nhưng làm sao để vượt qua nỗi sợ khi bản thân bạn còn chưa rõ nó là gì? Vì sao bạn sợ thay đổi? Bạn biết đấy, ta bước đến cuộc đời này mà chẳng biết sợ hãi là gì. Ta sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro dù cho nó là vấp ngã hay đau đớn để có thể tự đứng vững trên đôi chân của mình…
Chỉ là, sau đó, ta được những người thân yêu lập trình phải chơi an toàn. “Không được chạy nhảy, té bây giờ!”; “Đi đứng cho cẩn thận vào”; “An toàn thì tốt hơn hối tiếc”;…
Hãy chấp nhận nỗi sợ. Đừng tự lừa dối bản thân bạn. “Tôi không sợ điều đó”. Nếu tiếp tục né tránh nỗi sợ, nó sẽ ngày càng phát triển. Nếu bạn làm ngơ với cỏ dại, chúng sẽ che lắp cả căn nhà bạn. Hãy chấp nhận rằng cỏ đã mọc um tùm và quan sát chúng.
Quan sát nỗi sợ
“Quan sát ư, tôi tưởng phải tiêu diệt chúng?” Hãy nhớ lại một lần bạn đã triệt tiêu hoàn toàn nỗi sợ nhờ việc cố gắng thực hiện điều đó. Thay vì nỗi sợ biến mất, bạn lại càng thêm phiền não, đau đầu. Cố gắng đánh nhau với nỗi sợ chẳng khác gì dao cắt vào nước, vô dụng.
Chen vào nỗi sợ, bạn góp thêm năng lượng vào nó. “Thế thì tôi phải làm gì, quan sát?”. Đúng như vậy, bạn sẽ phải quan sát năng lượng của nỗi sợ, một cách cực kì chú tâm. Điều đó giúp ích được gì? Chà, nó sẽ hữu dụng hơn việc tiêu diệt dòng nước.
Nỗi sợ là một dạng năng lượng, tiêu cực. Dòng nước cũng là một dạng năng lượng, hữu hình. Cố gắng tiêu diệt nỗi sợ chẳng khác gì đánh nhau với dòng nước. Nhưng khi bạn chú tâm quan sát nỗi sợ, bạn đang kiểm soát dòng năng lượng, bạn “hấp thụ” lại dòng năng lượng bạn đã hao phí vào nỗi sợ.
Nghe có vẻ khó hiểu? Ngôn ngữ chỉ là công cụ do con người tạo ra, chúng không bất biến hay trường tồn, chúng tồn tại những giới hạn nhất định hoặc cũng có thể do tôi chưa trình bày thật sự tốt. Thực hành, và bạn sẽ rõ.
Lần này, đừng cố đấu tranh với nỗi sợ. Hãy chỉ quan sát chúng, để dòng suy nghĩ diễn ra một cách tự nhiên, để sợ hãi chảy một cách tự do với sự ý thức tuyệt đối. Mấu chốt nằm ở việc ý thức quan sát. Khi trở nên ý thức, bạn hoàn toàn làm chủ.
Thiếu quyết đoán và hối tiếc
Mọi thứ phải được diễn ra ở hiện tại, không một giây phút nào khác. “Tôi sẽ bắt đầu vào tuần sau!”; “Thứ hai sẽ là ngày tôi thay đổi!”. Việc bạn tự hứa hẹn với chính bản thân mình đã thể hiện rõ sự thiếu quyết tâm của chính bản thân bạn. Nếu thật sự quyết tâm, bạn sẽ bắt đầu ngay.
Tuần sau sẽ không bao giờ đến. Tương lai luôn ở phía trước và quá khứ đã đi qua. Chỉ có hiện tại là duy nhất hiện hữu. Không có “sẽ”, chỉ có làm hoặc không làm.
Những người cam kết “sẽ” luôn hối tiếc. “Sẽ” là lời an ủi của sự sợ hãi. Ta tự an ủi cho nỗi sợ của bản thân bằng từ “sẽ”. Một là thực hiện, hai là quay lại vùng an toàn, tiếp tục sự bình thường.
Đừng bị tác động bởi gia đình hay bạn bè bạn. Phải, họ luôn muốn điều tốt nhất cho bạn. Tuy nhiên, chưa chắc họ đã nắm rõ điều đó là gì. Không ai nắm rõ. Chỉ có bạn biết. Bạn biết từ sâu thẳm trong thâm tâm, bạn biết. Hãy hỏi chính bạn và câu trả lời sẽ xuất hiện, một cách thật sự tự nhiên.
Được rồi, bây giờ là giây phút bạn tự vấn bản thân mình. Bạn có chấp nhận làm một người bình thường và chơi đùa với những điều “an toàn”. Bạn có chấp nhận làm nô lệ tận tuỵ cho sự vô minh và nỗi sợ giả tạo của chính bản thân mình. Bạn có chấp nhận làm nạn nhân của hoàn cảnh, cứ đỗ lỗi cho người khác? Đường dưới chân, đi là do bạn chọn.
Bạn đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro?
Bạn đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro? Thật ra thì, rủi ro có gì đáng sợ? Bạn mất gì? Bạn sẽ ra sao? Tệ nhất thì cái chết ập đến với bạn, nhưng điều đó thì sao chứ? Chết chỉ là một khoảnh khắc, khoảnh khắc màu nhiệm.
Sống vô thức và an toàn còn tệ hơn chết cả trăm nghìn lần, nếu thế thì bạn sống làm gì chứ? Tôi không bảo bạn kết thúc cuộc đời mình. Tôi đang hướng bạn đến việc phát triển, một cách ý thức.
Rời khỏi vùng an toàn của bạn ngay, bạn còn đợi điều gì cơ chứ? Phát triển và cùng hướng dẫn những người xung quanh bạn phát triển. Tin tôi đi, bạn sẽ thật sự sống.
Sợ hãi? Ban đầu thì ai cũng vậy. Nhưng đó là giá trị cốt lõi mà chúng tôi có mặt ở đây. Chúng tôi luôn sẵn sàng làm người dẫn đường trong quá trình chuyển hoá nội tâm của bạn, tham gia ngay các chương trình public cùng chúng tôi và tận hưởng điều tuyệt diệu của cuộc sống bạn nhé!
“Tôi rất hạnh phúc và biết ơn khi hiểu biết và thực hành sức mạnh thật sự của tâm trí – điều mà từ trước đây tôi nghĩ tôi biết nhưng thực sự chỉ là bề nổi. Tôi muốn chia sẻ kiến thức phi thường này đến càng nhiều người càng tốt, để họ có thể tự thay đổi cuộc đời họ tốt đẹp hơn, sống theo đúng cách trái tim họ khao khát cho dù họ là ai…”.
Hãy cùng ngồi lại bên tách cà phê, chia sẻ những hiểu biết của mình về chính mình và làm cho cuộc sống trở nên phong phú với nhiều góc nhận thức về tiềm năng và khả năng của con người, phát hiện ra mục đích sống, vượt qua giới hạn của bản thân, kiến tạo cuộc sống sung túc từ sức khỏe, hạnh phúc đến tài chính. Được tổ chức hàng tháng tại Quán Trà Lattea, 113 Đường Võ Oanh (D3 cũ), Bình Thạnh, TP. HCM. Bạn có thể thoải mái tham gia các chương trình hoàn toàn miễn phí!