6 Bước để Thay đổi bản thân

6 BƯỚC THAY ĐỔI BẢN THÂN
Mục lục
Giải Pháp Nhân Tài
Giải Pháp Nhân Tài
Sứ mệnh của Giải Pháp Nhân Tài là giúp mỗi vận dụng sức mạnh vô tận của tâm trí để bức phá mọi tiềm năng của bản thân và chinh phục mọi mục tiêu bạn đặt ra thông qua các chương trình đào tạo chuyên nghiệp, các buổi chia sẻ đầy tâm huyết và những bài viết truyền cảm.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email
Pinterest

Vậy là bạn muốn thay đổi bản thân? Bạn biết rằng bạn xứng đáng với những kết quả tốt hơn nhưng không biết nên bắt đầu như thế nào?

Đây là một bài viết phải-đọc và chi tiết.

1. Xác định mục tiêu

Mục tiêu bạn đặt ra phải đáp ứng các yếu tố:

  1. Mục tiêu “nằm ngoài tầm với” hiện tại của bạn: điều gì đó bạn hiện chưa có khả năng hoặc chưa từng thực hiện.
  2. Mục tiêu phải rõ ràng: kiếm nhiều tiền -> kiếm $7000 / tháng.
  3. Mục tiêu phải có một giới hạn thời gian rõ ràng.
  4. Quan trọng nhất, mục tiêu phải khiến bạn hứng thú, nếu không thì bạn làm nó làm gì?

Đọc thêm về việc xác định mục tiêu trong bài viết: 8 Điều Bạn Cần Biết Về Kỹ Năng Đặt Mục Tiêu.

1.1. Tập trung vào một mục tiêu

Trong quá trình thay đổi bản thân, chúng ta chỉ nên tập trung vào một mục tiêu mỗi lần. Tập trung vào một mục tiêu mỗi lần khiến quá trình trở nên đơn giản, dễ dàng và hiệu quả hơn.

Bản năng của tâm trí là chỉ tập trung vào một điều tại một thời điểm. Việc tập trung chỉ vào một điều cho phép tâm trí liên tục tư duy, gợi nhớ và kết nối những thông tin liên quan đến điều đấy.

Việc cố gắng thay đổi nhiều mục tiêu cùng một lúc khiến chúng ta dễ phân tâm, chán nản và thiếu kỉ luật, bởi vì con người là động vật của thói quen, của sự quen thuộc. Quá nhiều điều mới mẻ xuất hiện cùng một lúc không phù hợp với “bản năng vận hành” của chúng ta.

Hãy tưởng tượng đến con ngựa phải gánh vác quá nhiều hành lý, nó sẽ gục ngã; thay vào đó, chúng ta hãy hành động thay đổi từng mục tiêu một.

1.2. Vì sao bạn muốn thay đổi bản thân?

Chúng ta chỉ thay đổi khi chúng ta có lí do.

Hãy tự hỏi bản thân bạn: lí do lớn nhất khiến bạn khát khao thay đổi bản thân là gì?

Có rất nhiều lí do quan trọng khiến một người muốn tập thể dục: vì sức khỏe, ngoại hình, một sở thích, tham gia một cuộc thi,…

Lấy một tờ giấy và viết ra tất cả những lí do cho mục tiêu của bạn và xác định lí do quan trọng nhất.

Hãy tưởng tượng con lừa và củ cà rốt; củ cà rốt để khiến bạn di chuyển là gì?

2. Kế hoạch hành động

Hãy hỏi bản thân bạn: một người cần phải làm gì để hoàn thành mục tiêu này? Để hoàn thành mục tiêu này, bạn cần làm gì mỗi ngày?

Ví dụ như mục tiêu của bạn là giảm cân, mỗi ngày bạn làm gì? Ăn ít đi 300 calo? Hay bắt đầu thói quen chạy bộ?

Nếu như là ăn ít đi 300 calo, khẩu phần ăn của bạn sẽ như thế nào? Để bắt đầu thói quen chạy bộ, bạn định chạy trong bao lâu và ở đâu?

Hãy vẽ lên một kế hoạch hành động tổng quan và chi tiết nhất bạn có thể. Sau đó, hãy chọn ra một việc làm đơn giản nhất từ kế hoạch và hành động.

 

3. Hành động

Cách tốt nhất để học chơi Tennis chính là chơi Tennis.

Chọn ra một điều đơn giản nhất từ kế hoạch của bạn mà bạn có thể thực hiện ngay bây giờ mà không tốn mấy công sức.

Ví dụ như bạn muốn chạy bộ 30 phút, hôm nay bạn hãy tìm ra một đôi giày và chuẩn bị sẵn cho việc chạy bộ. Và ngày mai và những ngày tiếp theo, hãy mang giày vào và chỉ đi bộ 2 phút.

(Nếu có thể hãy bắt đầu ngay hôm nay)

Chỉ đi bộ 2 phút thôi ư? So với mục tiêu chạy bộ 30 phút có phải rất chênh lệch?

3.1. Những bước nhỏ nhất

Trong khoảng thời gian đầu, nhiều người cố thay đổi một cách nhanh chóng. Ví dụ như chạy bộ, hôm nay họ cố gắng chạy đến 1 – 2 tiếng nhưng ngày mai và mãi mãi về sau họ lại chẳng động vào đôi giày chạy một lần nào nữa.

Trong khoảng thời gian đầu, chúng ta không cần và không nên vội vàng như thế. Hãy đi từng bước nhỏ thật nhỏ, hãy khiến tâm trí bạn dần quen thuộc với thói quen mới này. Tâm trí của một người trưởng thành rất cứng đầu, bạn phải từ tốn với nó.

Hãy bắt đầu từ những việc vô cùng đơn giản, phải là việc mà bạn nghĩ đến và cảm thấy bạn có thể làm nó ngay và không tốn mấy công sức và thời gian.

  • Nếu bạn muốn đọc sách, hãy bắt đầu chỉ với 1 trang sách.
  • Nếu bạn muốn học gì đó, hãy bắt đầu với học chỉ trong 5 phút.
  • Nếu bạn muốn chạy bộ, hãy bắt đầu với việc đi bộ 2 phút.

3.2. Tạo điều kiện thuận lợi

Có một sự thật mà chúng ta phải chấp nhận: bộ não này rất lười, nó luôn tìm cách để tiêu thụ ít năng lượng nhất có thể. Vì thế, để thực hiện một điều gì đó, hãy khiến việc thực hiện điều đó đơn giản nhất có thể.

Ví dụ bạn muốn đọc sách, thay vì để cuốn sách đó trong tủ và nghĩ rằng khi nào đọc bạn sẽ lấy nó ra (bạn sẽ không bao giờ lấy nó ra), thì hãy lấy nó ra sẵn và để nó ở một nơi dễ thấy (ví dụ như trên bàn làm việc hay trên giường).

Hãy nhớ đến những lần đi du lịch, bạn có đợi đến lúc đi rồi mới lấy những vật dụng cần thiết hay soạn sẵn đồ ra trước? Tương tự như thế, hãy chuẩn bị sẵn điều kiện thuận lợi để bạn hành động.

Ví dụ như bạn muốn chạy bộ, hãy lên kế hoạch sẵn cho bản thân bạn trước: chạy ở đâu, chạy bao lâu, vào khoảng thời gian nào, đi đến đó như thế nào, mang gì theo,… Hãy khiến cho mọi chuyện thật dễ dàng, rõ ràng và đơn giản.

Tương tự như thế, nếu bạn muốn loại bỏ một thói quen nào đó, hãy khiến việc thực hiện nó trở nên khó khăn hơn. Ví dụ bạn muốn giảm cần, lần sau khi đi siêu thị, đừng tiếp tục mua bánh ngọt và chất đầy nhà bạn bằng đồ tráng miệng…

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về cách tối ưu hóa quá trình hành động và thuận lợi xây dựng thói quen mới của bạn, hãy đọc bài viết 10 Nguyên tắc để bạn xây dựng Kỉ luật thép.

3.3. Gạt bỏ những điều gây phân tâm

Có bao giờ bạn tự nhủ với bản thân: “Tôi sẽ làm nó ngay khi tôi có thời gian.”? Có thời gian là khi nào? Bạn có 24 tiếng bạn sẽ luôn có 24 tiếng.

Sự thật là bạn không thiếu thời gian, không ai thiếu thời gian cả, quan trọng là bạn dùng nó để làm gì. Hãy xem lại một ngày của bạn, đâu là những hoạt động không mấy ý nghĩa mà bạn nên loại bỏ để đạt được những kết quả tốt hơn?

Quản lý thời gian chính là quản lý ưu tiên của bạn.

Sống trong thời đại thông tin và mạng xã hội, chúng ta rất dễ bị cuốn đi bởi hàng vạn nguồn thông tin khác nhau. Một ngày một người hiện đại tiếp nhận lượng thông tin bằng nhiều đời tổ tiên của họ cộng lại.

Bạn không thật sự có lỗi trong việc này, các doanh nghiệp lớn như Facebook hay TikTok dành hàng trăm ngàn, hàng triệu USD để nghiên cứu về việc khiến bạn dành càng nhiều thời gian trên nền tảng của họ.

Hãy dần gạt bỏ những hoạt động “giải trí” không cần thiết: mạng xã hội, bộ phim bạn đang xem, trò chơi bạn đang chơi,… không cần phải loại bỏ chúng hoàn toàn nhưng sao không dành ít thời gian cho chúng lại để tập trung vào những điều thật sự quan trọng?

Tương tự như mục số 2, hãy bắt đầu với từng bước nhỏ: hãy ghi nhận xem bạn dành bao nhiêu thời gian để giải trí, rồi xác định bạn muốn khoảng thời gian đó về bao nhiêu.

Ví dụ như bạn đang dành 3 tiếng mỗi ngày để cày bộ phim bạn yêu thích, mỗi ngày hãy chỉ giảm 3 phút. Từ 3 tiếng xuống 2 tiếng 57 phút, rồi 2 tiếng 54 phút,…

Hãy khiến việc dành thời gian giải trí trở nên khó khăn hơn: xóa ứng dụng trên điện thoại, rút hẳn dây cắm điện của TV,…

Hãy đọc bài viết 1% tốt hơn mỗi ngày.

3.4. Bắt đầu và liên tục

Bạn phải nhớ rõ một điều: con người là sinh vật của thói quen. Bạn không thể chần chờ để đến một thời gian “phù hợp” rồi mới bắt đầu quá trình thay đổi bản thân.

Hãy nhớ lại mục 1 và thực hiện ngay.

Điều quan trọng của quá trình là bạn phải thực hiện nó liên tục. Trong khoảng thời gian đầu, không quan trọng là bạn làm nhiều hay làm tí, quan trọng là bạn có làm.

Tương tự như khi bạn gặp một người bạn mới, không quan trọng là bạn dành nhiều hay ít thời gian với họ, nếu bạn không gặp họ liên tục và đều đặn trong một khoảng thời gian, họ sẽ không để lại dấu ấn sâu trong tâm trí bạn.

Bộ não chúng ta sẽ chỉ đi theo lối cũ, nó sẽ không tự giác thay đổi nếu không có sự tác động của bạn.

Hãy nhớ từ khóa quan trọng nhất của việc thay đổi bản thân: ĐỀU ĐẶN.

4. Theo dõi quá trình

Việc theo dõi quá trình bản thân sẽ mang đến cho bạn một vài lợi ích:

  1. Bạn biết rõ bạn đã phát triển như thế nào.
  2. Việc thấy rõ sự phát triển của bản thân sẽ mang đến cho bạn nguồn động lực vô tận.
  3. Nhờ việc theo dõi, bạn có thể chỉnh sửa hoặc cải tiến chặng đường tương lai của bạn.
  4. Tạo ra cho bạn những kỉ niệm đáng giá.

Nguyên tắc quan trọng nhất của việc theo dõi quá trình là gì? Nguyên tắc quan trọng nhất là bạn phải NHÌN THẤY được sự thay đổi của bản thân bạn. Việc theo dõi quá trình phải khiến bạn CẢM NHẬN rõ ràng sự thay đổi đấy.

Một vài phương thức để bạn theo dõi quá trình thay đổi bản thân:

  1. Cơ bản nhất – Viết: một nhật ký tập trung vào quá trình thay đổi của bạn.
  2. Hình ảnh. Hãy nghĩ đến những hình ảnh trước và sau (before and after). Hãy chụp hình hoặc video mỗi lần bạn thực hiện hành động hoặc sản phẩm của bạn (nếu như phù hợp).
  3. Làm điều gì đó để đánh dấu. Ví dụ như bạn chuẩn bị một cái hũ, mỗi ngày bạn thực hiện đều đặn bạn bỏ một ngôi sao giấy hay một hòn đá nhỏ vào hũ; nếu một ngày bạn không thực hiện và phá mất chuỗi thì đổ tất cả ngôi sao ra và bắt đầu lại từ đầu.
  4. Đánh dấu vào lịch.

Việc bạn “nhìn thấy” rất quan trọng.

Hãy tưởng tượng bộ não và các thói quen của bạn là một con lừa – bạn phải khiến nó cảm thấy RÕ lợi ích thì nó mới chịu di chuyển.

Việc biểu diễn quá trình của bạn thành những hình ảnh trực quan thỏa mãn điều kiện này của bộ não, đảm bảo cho quá trình của bạn diễn ra liên tục và đều đặn.

5. Tin tưởng vào thay đổi bản thân

Nếu bạn chỉ nhớ duy nhất một điều từ bài viết này thì đó phải là: hành động liên tục – tạo ra thói quen.

Trong khoảng thời gian đầu, hoặc trong quá trình, có thể kết quả chưa xuất hiện ngay lập tức, lúc này cảm giác chán chường có thể xuất hiện.

Nếu bạn chưa nghiên cứu khái niệm 1% tốt hơn mỗi ngày, hãy nghiên cứu khái niệm này ngay và hãy quan sát tác động của nó đến cuộc đời bạn.

Cảm giác chán chường xuất hiện là một điều bình thường, bên cạnh nó, những bệnh lý thường gặp như: “Hôm nay vì… hay để ngày mai bù vào.”, “Hôm qua mới rồi… ngày mai tính tiếp.”, “Chỉ một lần hôm nay thôi…”, “Cứ từ từ, không có gì phải vội…”,… sẽ xuất hiện; khi những bệnh lý này xuất hiện, chúng ta xử lý như thế nào?

5.1. Tưởng tượng về kết quả

Hãy tưởng tượng về kết quả của bạn, tưởng tượng rằng bạn đã hoàn tất và đạt được nó, bây giờ nó chính là của bạn. Bạn cảm thấy như thế nào? Bạn có cảm thấy rạo rực khát khao?

(Nếu không, bạn nên đổi một mục tiêu.)

Chưa có ai, chưa có ai, chưa có bất kì ai THẬT SỰ mong muốn một điều gì đó mà không đạt được nó. Nếu như có, đó là do họ chưa thật sự muốn nó. Thật sự mong muốn là khi bạn toàn tâm toàn ý từ suy nghĩ đến hành động của bạn đều hướng đến điều bạn muốn.

Chưa có ai mong muốn một cơ thể khỏe mạnh, đến phòng Gym 5 ngày mỗi tuần rồi không có được cơ thể họ mong muốn.

Điều gì hiện diện trong tâm trí bạn rồi sẽ hiện diện trong cuộc đời bạn.

5.2. Tưởng tượng về hậu quả

Sự thật là con người phản ứng “mạnh” với hậu quả, bởi theo bản năng sinh tồn, bộ não phản ứng mạnh mẽ với những nguy cơ hơn là phần thưởng.

Hãy tưởng tượng về những hậu quả khi bạn tự đặt ra câu hỏi: Nếu không hành động và thay đổi bản thân, hậu quả là gì? Hãy tưởng tượng hậu quả của việc không hành động đối với bản thân bạn rồi những người xung quanh bạn, bạn bè và gia đình bạn.

Hãy nghĩ về giấc mơ của bạn, tưởng tượng như thể bạn đã đạt được nó, nhưng rồi nó vụt mất đi. Hãy hỏi bản thân bạn: Cái giá mà bạn phải trả vì không hành động là gì?

5.3. Mindset

Gốc rễ của mọi vấn đề là mindset.

Bạn phải luôn nhớ rõ bạn xứng đáng với những giá trị, kết quả và mục tiêu cao hơn.

Chúng ta phải xác định rõ đều gì thật sự xứng đáng. Khi một lí do hiện lên trong đầu chúng ta, đó là giọng kêu gào của những mô thức cũ mong chúng ta quay trở lại với những điều đã quen thuộc, những điều tầm thường.

6. Gặt hái thành công

Bạn đã biết tất cả những điều bạn cần biết về thay đổi bản thân, tất cả chỉ đơn giản như vậy.

Một lần nữa, nếu bạn chỉ nhớ duy nhất một điều từ bài viết này: Từ khóa của thành công là đều đặn.

Một điều mà chúng ta phải nhớ rõ: chưa có bất cứ ai thực hiện điều gì đó ngày này sang ngày khác mà không trở nên tốt hơn và đạt được kết quả ở lĩnh vực đó.

Thành công có thể đến ngay lập tức, sau một vài ngày hoặc sau một khoảng thời gian rất dài.

Hãy nhớ đến câu chuyện cây tre Nhật: sau khi gieo hạt giống, trong nhiều năm đầu dù chăm sóc đầy đủ, không có bất cứ điều gì diễn ra. Sau 5 – 7 năm, vào một ngày ngẫu nhiên, cây tre cao lên 30m chỉ trong vòng một tuần.

Kết quả đã nằm sẵn trong tay bạn.

0 0 đánh giá
Đánh giá
Chia sẻ Bài viết
Bây giờ làm gì?
BẠN NGHĨ GÌ VỀ BÀI VIẾT?
BÌNH LUẬN, CHIA SẺ VÀ THEO DÕI NGAY!
Cam kết ý thức mỗi ngày!

Hãy nhận ngay Newsletter mỗi ngày để xây dựng thói quen ý thức cho bản thân bạn!

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Các bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nhận ngay Newsletter -
Giữ tâm trí Ý thức mỗi ngày

Copyright © 2019 – 2021 Giải Pháp Nhân Tài. All Rights Reserved – Contact us.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x