Hiệu ứng Pygmalion: Sức mạnh của sự kỳ vọng

Hiệu ứng Pygmalion
Mục lục
Giải Pháp Nhân Tài
Giải Pháp Nhân Tài
Sứ mệnh của Giải Pháp Nhân Tài là giúp mỗi vận dụng sức mạnh vô tận của tâm trí để bức phá mọi tiềm năng của bản thân và chinh phục mọi mục tiêu bạn đặt ra thông qua các chương trình đào tạo chuyên nghiệp, các buổi chia sẻ đầy tâm huyết và những bài viết truyền cảm.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email
Pinterest

Trong bài viết này, bạn sẽ được tìm hiểu một hiệu ứng tâm lý vô cùng ấn tượng – điều sẽ thay đổi quan điểm của bạn về nhiều điều trong cuộc sống – hiệu ứng Pygmalion và sức mạnh của sự mong đợi.

1. Hiệu ứng Pygmalion là gì?

Hiệu ứng Pygmalion, hay còn gọi là hiệu ứng Rosenthal được nghiên cứu bởi Rosenthal và đồng sự Lenore Jacobson trong một thí nghiệm như sau:

Tại một trường tiểu học ở San Francisco, Rosenthal và Jocobson thực hiện một bài kiểm tra IQ cho các học sinh. Và sau đó gửi đến các giáo viên một danh sách những “thiên tài tiềm năng” – mặc dù đây chỉ là các học sinh bình thường được lựa chọn ngẫu nhiên không phụ thuộc vào kết quả của bài kiểm tra IQ. 8 tháng sau, một bài kiểm tra mới được thực hiện, kết quả của các học sinh được chọn có sự tiến bộ vượt bậc so với các học sinh còn lại.

Vì sao lại có sự thay đổi này?

Sau khi nhận được danh sách các học sinh “thiên tài”, các giáo viên bắt đầu đối xử với các học sinh này khác đi: quan tâm hơn, đưa ra nhiều lời khen ngợi và động viên,….

Qua thí nghiệm trên, bạn đã thấy rõ rằng: chỉ sự thay đổi vì cảm xúc và thái độ cũng có thể dẫn đến sự thay đổi ở một người.

Chỉ vì các giáo viên “mong đợi” và tin rằng các học sinh đó là thiên tài, các học sinh đó dần trở thành thiên tài thật sự.

2. Câu chuyện về Pygmalion

Pygmalion là một nhà điêu khắc từ Cyprus. Sau khi hoàn thành bức tượng người phụ nữ anh cho là lý tưởng nhất, nhà điêu khắc dần chìm sâu vào tình yêu với chính bức tượng của mình.

Sau đó, anh cầu xin các vị thần và để đáp lại lời cầu nguyện của anh, bức tượng trở thành một người phụ nữ thật thụ. Từ đó, anh và vợ mình sống hạnh phúc mãi mãi về sau.

Không chỉ là một câu chuyện cổ tích để giải trí, câu chuyện ẩn chứa thông điệp về sức mạnh vô tận của tâm trí và hiệu ứng Pygmalion. Khi một niềm tin và sự kỳ vọng được đặt ra, đối tượng được kỳ vọng sẽ dần điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với sự kỳ vọng đó.

3. Ảnh hưởng của hiệu ứng Pygmalion

Sau bài viết này, bạn sẽ phát hiện quy luật Pygmalion ở khắp mọi nơi bạn chú ý. Trường học, doanh nghiệp, gia đình, bán hàng… mọi cộng đồng đều có sự xuất hiện của quy luật Pygmalion theo cách này hay cách khác.

Cùng một môi trường làm việc, hai nhân viên có tài năng như nhau nhưng được sếp đối xử khác nhau: một người được tin tưởng và coi trọng, một người thì bị coi thường và rẻ rúng; hai người thực hiện cùng một công việc như nhau, bạn nghĩ người nào sẽ đưa đến kết quả tốt hơn?

Cùng một môi trường học tập, hai học sinh có tiềm năng như nhau, cùng học một chủ đề với cùng một dạng tài liệu: một học sinh được động viện và khích lệ thường xuyên, một học sinh bị chỉ trích và phê bình liên tục; bạn nghĩ kết quả học tập của học sinh nào sẽ tốt hơn?

Cùng một sản phẩm bán ra, nhưng nhân viên A không thật sự yêu thích sản phẩm và coi rằng các khách hạng “khó tính”, còn nhân viên B thấy sản phẩm rất giá trị và tin tưởng rằng các khách hàng rất “dễ tính”; bạn cảm thấy nhân viên nào có doanh số tốt hơn dù có cùng kỹ năng bán hàng như nhau?

Trong gia đình và các mối quan hệ, chúng ta thường có những kỳ vọng và định kiến đối với nhưng người thân. Ví dụ một người vợ xem thường chồng mình và cho rằng anh ấy chỉ là một tên “bợm nhậu”, vậy thì sao anh ấy có thể thay đổi khác đi? Hay ví dụ một người cha không coi trọng năng lực học tập của con mình, vậy thì sao người con có thể phát triển vượt bậc?

Ví dụ như bạn cho rằng một người sẽ không đối xử tốt với bạn, vậy thì làm sao họ có thể đối xử tốt? Và nếu như bạn cho rằng một người sẽ đối xử tốt với bạn, dù cho bây giờ họ đối xử không tốt, dần sẽ có

4. Nguyên nhân của hiệu ứng Pygmalion

Cách vận hành của tâm trí chúng ta chính là liên kết, chúng ta liên kết thông tin này với thông tin khác. Ví dụ như khi nhắc đến “con mèo”, bạn nghĩ đến gì? Trong trường hợp này, chúng ta đã liên kết từ ngữ “con mèo” với con mèo thật ngoài sự sống.

Tương tự như thế, khi nhắc đến “tôi”, bạn sẽ nghĩ đến các hình ảnh và thông tin liên quan đến “bản thân bạn”. Điều đặc biệt là các thông tin không hoàn toàn đúng, nó chỉ là các liên kết bạn tạo ra trong quá trình sống, thông qua suy nghĩ của bản thân bạn hoặc các sự kiện từ những người xung quanh.

Điều này có nghĩa, khi bạn thay thế liên kết thông tin này bằng hình ảnh “thiên tài” như các học sinh trong nghiên cứu, liên kết này càng vững chắc thì biểu hiện thiên tài của bạn ngày càng rõ ràng hơn. Nói cách khác, bạn cho rằng bạn là gì thì bạn chính là như thế.

Vì thế, hãy cẩn thận với các suy nghĩ và niềm tin bạn tạo ra, hãy đọc ngay bài viết 6 Ảnh hưởng của Suy nghĩ.

Tâm trí bạn là một trang giấy trắng, bất cứ điều gì bạn vẽ hoặc ghi lên nó đều chính xác, và bức tranh bạn vẽ ra chính là cuộc đời của bạn; hãy nghĩ thật kỹ về điều này.

4.1. Năm nhu cầu Maslow

Có thể bạn đã biết về 5 nhu cầu của Maslow, đây là một mô hình nổi tiếng về động cơ và tâm lý của con người:

  1. Nhu cầu sinh lý: những nhu cầu cơ bản liên quan đến sự sinh tồn: thức ăn, nước uống, không khí, nơi trú ngụ, tình dục, giấc ngủ.
  2. Nhu cầu an toàn: nhu cầu về sự an tâm và an toàn.
  3. Nhu cầu xã hội: các mối quan hệ cá nhân – tình bạn, sự thân mật, tình yêu, sự tin cậy.
  4. Được tôn trọng: lòng tự trọng đối với bản thân và sự tôn trọng từ người khác.
  5. Được thể hiện bản thân: khai phát tiềm năng vô tận, phát triển bản thân, chinh phục những thành tựu vĩ đại. (Đây cũng chính là những điều mà cộng đồng Giải Pháp Nhân Tài của chúng ta hướng đến.)

Như thế, hiệu ứng Pygmalion của chúng ta phù hợp với việc đáp ứng nhu cầu số 4 và số 5.

5. Tận dụng hiệu ứng Pygmalion

Vậy, sau khi bạn đã biết tất cả những điều này, bây giờ bạn làm gì?

Nói về việc tận dụng hiệu ứng Pygmalion chúng ta có 2 phương pháp để áp dụng: đối với những người xung quanh hoặc đối với chính bản thân chúng ta.

5.1. Mọi người

Nguyên lí của hiệu ứng Pygmalion như bạn đã biết vô cùng đơn giản: thể hiện sự kỳ vọng và tin tưởng của bạn.

Nếu bạn là lãnh đạo, ví dụ như trong lúc giao việc, bạn có thể bày tỏ: “Chị biết là thời hạn có chút gấp gáp, tuy nhiên, chỉ có em và năng lực của em khiến chị tin tưởng giao công việc này.”

Nếu bạn là giáo viên, bạn có thể nói: “Thầy chỉ dạy bài này với lớp có khả năng tiên tiến nhất.”

Nếu bạn là bác sĩ, bạn có thể nói: “Anh là một trong những bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và khả quan nhất tôi từng thấy.”

Nếu bạn là phụ huynh, bạn có thể động viên: “Con là một trong những đứa trẻ sáng giá nhất mẹ từng nhất, mẹ tin con có thể làm được.”

Càng tự nhiên càng tốt, bạn không cần phải sắp xếp những từ ngữ hoa mĩ, chỉ cần bộc lộ sự kỳ vòng của bạn trực tiếp (qua lời nói) hoặc gián tiếp (qua hành động và cử chỉ – gật đầu, vỗ tay,…) là vô cùng hiệu quả.

Hãy đọc về câu chuyện mẹ Thomas Edison

Một ngày nọ, Thomas Edison – nhà phát minh vĩ đại – lúc bấy giờ chỉ là một đứa bé mang về nhà một bức thư:

“Mẹ ơi, thầy bảo con đưa mẹ cái này.”

Bỗng mẹ ông nước mắt giàn giụa khiến Edison ngẩn người bất ngờ:

“Mẹ ơi, bức thư nói gì thế.”

Trầm tư trong giây lát, mẹ ông nói:

“Con trai bà là một thiên tài. Trường học này không có đủ điều kiện và giáo viên để đào tạo nó. Xin bà hãy để nó tự giáo dục mình.”

Nhiều năm sau, sau khi đã thành công, Edison lại tìm thấy bức thư năm xưa. Ngỡ ngàng, bức thư lại viết:

“Con trai bà là một kẻ đần độn. Trường chúng tôi sẽ không chấp nhận nó nữa.”

5.2. Bản thân

Khi nhắc đến bản thân bạn, bạn nghĩ về gì? Đó là những điều bạn đang liên kết với bản thân mình.

Bây giờ, tôi muốn bạn đặt ra một kỳ vọng cao hơn cho bản thân mình, một kỳ vọng nằm ngoài vùng an toàn và niềm tin hiện tại của bạn. Hãy cho phép bạn trở thành một thiên tài trong lĩnh vực của bạn và hãy tin tưởng và hành động đúng như suy nghĩ đó.

Bây giờ, tôi muốn bạn đặt ra một kỳ vọng cao hơn cho bản thân mình, một kỳ vọng nằm ngoài vùng an toàn và niềm tin hiện tại của bạn. Hãy cho phép bạn trở thành một thiên tài trong lĩnh vực của bạn và hãy tin tưởng và hành động đúng như suy nghĩ đó.

Để trở thành một vị vua, trước hết bạn phải suy nghĩ như một vị vua, giao tiếp như một vị vua, ứng xử như một vị vua, bước đi như một vị vua, hành động như một vị vua. Quá trình này bắt đầu với niềm tin của bạn.

Hãy thay đổi cách bạn nhìn nhận và đối xử bản thân, kỳ vòng đối với bản thân bạn và bạn sẽ để ý mọi người xung quanh bạn sẽ đối xử với bạn khác đi. Hãy bắt đầu quá trình này với bài viết 6 Bước thay đổi Bản thân.

6. Tổng kết

Vậy là bạn đã hiểu rõ về hiệu ứng Pygmalion và sức mạnh của sự kỳ vọng. Chỉ cần sự thay đổi trong thái độ và niềm tin cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả.

Hiệu ứng Pygmalion áp dụng lên tất cả chúng ta. Hãy tận dụng hiệu ứng Pygmalion để phát triển những người xung quanh và quan trọng hết là bản thân bạn.

Nếu bạn thật sự muốn khai phá toàn bộ tiềm năng của bản thân, hãy tìm hiểu thêm về sức mạnh vô tận của tâm trí trong các Chương trình đào tạo chuyên sâu.

0 0 đánh giá
Đánh giá
Chia sẻ Bài viết
Bây giờ làm gì?
BẠN NGHĨ GÌ VỀ BÀI VIẾT?
BÌNH LUẬN, CHIA SẺ VÀ THEO DÕI NGAY!
Cam kết ý thức mỗi ngày!

Hãy nhận ngay Newsletter mỗi ngày để xây dựng thói quen ý thức cho bản thân bạn!

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Các bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nhận ngay Newsletter -
Giữ tâm trí Ý thức mỗi ngày

Copyright © 2019 – 2021 Giải Pháp Nhân Tài. All Rights Reserved – Contact us.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x