Làm thế nào để vượt qua sự trì hoãn công việc?

Làm thế nào vượt qua trì hoãn
Mục lục
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email
Pinterest

Trì hoãn công việc là vấn đề muôn thuở mà mọi chúng ta đều phải đối mặt. Vậy làm thế nào để vượt qua sự trì hoãn công việc?

1. Xác định mục tiêu và chỉ tiêu

Trì hoãn bắt nguồn từ điều gì?

Trì hoãn bắt nguồn từ việc không xác định rõ mục tiêu và tầm nhìn. Mục tiêu bạn muốn đạt được là gì, làm thế nào để bạn đạt được mục tiêu đó? Hay với công việc này, kết quả và giá trị mà bạn nhận được là gì?

Hãy xác định rõ mục tiêu trước khi bạn làm bất cứ điều gì. Sau đó, hãy tự hỏi: chỉ tiêu nào cho bạn biết bạn đang hoàn thành mục tiêu này?

Ví dụ bạn đang muốn giảm cân thì số kcal bạn tiêu thụ mỗi ngày sẽ là chỉ tiêu. Hay nếu bạn đang tập chạy, chỉ tiêu sẽ là khoảng cách hoặc là thời gian bạn chạy.

Chỉ tiêu nào cho bạn biết bạn đang hoàn thành mục tiêu?

In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.

Để hành động tốt trước hết ta phải có một tầm nhìn tốt.

Từ chỉ tiêu trên, điều cơ bản mà bạn phải thực hiện là gì? Ví dụ với kcal, bạn có thể ăn ít đi hoặc vận động nhiều hơn.

Với hành động cơ bản trên, bạn định thực hiện vào thời điểm và địa điểm nào?

Từ việc xác định rõ ràng mục tiêu, chỉ tiêu và hành động cơ bản mà bạn cần làm, bạn biết bạn phải làm gì và phải thực hiện chúng như thế nào.

2. Sự trì hoãn trong các thói quen mới

Khi chúng ta cố gắng bắt đầu những thói quen (có ích) mới, thường sẽ có một sự trì hoãn diễn ra. Làm thế nào để vượt qua sự trì hoãn trong các thói quen mới?

Tương tự như trên, bạn xác định mục tiêu, chỉ tiêu và điều bạn cần làm.

Ví dụ như thói quen đọc sách, mục tiêu là phát triển một kỹ năng nào đó -> đọc một (vài) cuốn sách nhất định; từ đó, chỉ tiêu là đọc x trang sách mỗi ngày.

Sự trì hoãn trong các thói quen mới bắt nguồn từ việc tâm trí chúng ta chưa quen thuộc với các thói quen mới này.

Ví dụ từ trước đến nay hiếm khi bạn cầm cuốn sách lên, nhưng hôm nay bạn định đọc tận 20 – 30 trang thì cảm giác không thoải mái hay nhàm chán sẽ xuất hiện từ đó sinh ra sự trì hoãn.

Cách để vượt qua trì hoãn này vô cùng đơn giản: hãy bắt đầu với những chỉ tiêu vô cùng thấp – thấp đến mức bạn không thể chối từ.

Ví dụ trong những ngày đầu tiên, hãy chỉ đọc 1 – 2 trang sách mỗi ngày – một việc vô cùng đơn giản mà bạn có thể thực hiện bất cứ lúc nào, vô cùng nhanh chóng.

Trong những ngày đầu tiên, điều cốt lõi không phải là cường độ hay khối lượng mà là sự hiện diện của thói quen mới. Bạn đang tập cho tâm trí quen thuộc với thói quen mới này.

Sau khoảng thời gian đầu tiên, bạn từ từ nâng thời lượng và cường độ của mỗi lần bạn thực hiện hành động mới.

3. Mấu chốt để vượt qua sự trì hoãn

Điểm mấu chốt để vượt qua sự trì hoãn là hành động. Đừng nghĩ quá nhiều, đừng tính tất cả mọi trường hợp, đừng viết ra một kế hoạch rõ ràng đến từng chi tiết, hãy bắt đầu hành động rồi mọi chuyện sẽ đâu vào đấy.

Việc bắt bản thân phải hành động khiến tâm trí bạn thật sự tập trung vào vấn đề và tìm ra giải pháp cho chúng. Không ai biết phải làm gì cho đến khi bắt đầu hành động.

Điều gì sẽ diễn ra nếu bạn không thực hiện hành động này

Hãy tưởng tượng về kết quả nếu như bạn hành động. Hoặc hãy tưởng tượng về hậu quả nếu như bạn không hành động.

Ví dụ như nếu như bạn không tập thể dục, bạn không thể giảm cân, bạn sẽ có một cơ thể không đẹp, bạn sẽ không kiếm được một mối quan hệ,…

4. Trì hoãn vì thiếu kĩ năng và kiến thức

Nếu bạn trì hoãn vì không biết phải bắt đầu như thế nào, hãy bắt đầu tìm hiểu về vấn đề của bạn. Với internet, bạn chỉ cần dành thời gian và sự tập trung để học bất cứ điều gì.

Ví dụ bạn muốn xây dựng nguồn thu nhập mới nhưng không biết bắt đầu như thế nào bây giờ, hãy bắt đầu Google vấn đề này. Bạn có thể kiếm mọi nguồn lực bạn cần từ internet, hãy vận dụng nó.

Without knowledge action is useless and knowledge without action is futile.

Không có kiến thức, hành động là vô dụng và không có hành động, kiến thức là vô nghĩa.

Bạn không cần phải thành thạo các kĩ năng và nắm rõ mọi kiến thức để bắt đầu hành động mà ngược lại: kĩ năng và kiến thức được xây dựng xuyên suốt quá trình. Luôn có cách khác để thực hiện.

5. Xây dựng sự kỉ luật

Trì hoãn xuất hiện bởi vì chúng ta thiếu thói quen hành động và sự kỉ luật bản thân. Nếu bạn hành động mỗi khi bạn nghĩ bạn cần phải làm điều gì đó ngay lập tức, dần dần “hành động ngay” sẽ trở thành một thói quen.

Hãy đọc bài viết 1% Tốt Hơn Mỗi Ngày để hiểu về sức mạnh của kiên trì và tự kỉ luật bản thân.

0 0 votes
Đánh giá
Chia sẻ Bài viết
Bây giờ làm gì?
BẠN NGHĨ GÌ VỀ BÀI VIẾT?
BÌNH LUẬN, CHIA SẺ VÀ THEO DÕI NGAY!
Cam kết ý thức mỗi ngày!

Hãy nhận ngay Newsletter mỗi ngày để xây dựng thói quen ý thức cho bản thân bạn!

Subscribe
Notify of
guest

0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
Nhận ngay Newsletter -
Giữ tâm trí Ý thức mỗi ngày

Copyright © 2019 – 2021 Giải Pháp Nhân Tài. All Rights Reserved – Contact us.

0
Chia sẻ ngay suy nghĩ của bạn!x
()
x