Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua khái niệm “biết đủ”: biết đủ là hạnh phúc, sống phải biết đủ,… Vậy thì như thế nào mới là biết đủ, và liệu biết đủ là không có lòng cầu tiến? Hãy tìm hiểu trong bài viết: Biết đủ là biết sao?
Biết đủ
Nhắc đến biết đủ, ta nghĩ ngay đến vật chất. Đủ tiền, đủ ăn, đủ mặc, đủ một điều gì đó,… Nói đến biết đủ, ta lại nghĩ rằng: À, nhiêu đây tiền là đủ, căn nhà này là đủ hay chiếc xe này là đủ.
Nhưng khái niệm biết đủ này lại chưa chấp một mâu thuẫn: Vậy chúng ta không phát triển sao? Chúng ta ở nguyên từ năm này sang năm khác, chỉ vì “biết đủ” sao? Khái niệm “biết đủ” này lại mâu thuẫn với khái niệm “vô thường” của chính Phật giáo; vô thường có nghĩa: không có điều gì là không thay đổi cả, vạn vật đều sẽ đổi thay.
Vậy thì như thế nào mới là biết đủ thật sự?
Biết đủ thật sự không phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài, biết đủ thật sự là biết đủ. Nghe mâu thuẫn? Biết đủ thật sự là biết đủ, không phải đủ tiền, đủ nhà, đủ cửa, chỉ đơn giản là đủ. Đủ mà không phụ thuộc vào ngoại cảnh, đủ xuất phát từ nội tâm.
Nhiều người lầm tưởng biết đủ với sự hà tiện về vật chất, rằng phải sống giản dị thì mới hạnh phúc. Lối sống của nhiều bậc tu sĩ cũng ủng hộ sự lầm tưởng này.
Bạn không cần phải từ bỏ công việc thành công, ngôi nhà sang trọng hay chiếc xe hào nhoáng của bạn mới là biết đủ. Làm như vậy thì bạn cũng chỉ đang từ bỏ hiện tại để cố gắng đạt được một vọng tưởng nào khác.
Biết đủ là trân trọng hiện tại. là ý thức về hiện tại. Biết đủ là khi những vọng tưởng nảy sinh: “để mãn nguyện, tôi cần phải…”, chúng ta ý thức quan sát để nó dần tan biến.
Biết đủ không có nghĩa là không thay đổi. Không có hiện tại này, hay hiện tại khác, giây phút này hay giây phút khác; sự thật là chỉ có một hiện tại luôn luôn diễn ra.
Hãy để ý về sự không tồn tại của quá khứ và tương lai và bạn sẽ hiểu khái niệm biết đủ. Hiện tại chỉ có một, cả cuộc sống của bạn là hiện tại, không bao gồm quá khứ hay tương lai.
Hãy suy nghĩ về điều này:
Ví dụ một người từ bỏ một công việc thành công để trở về với cuộc sống giản đơn bởi vì anh ấy tin rằng chỉ khi làm vậy anh ấy mới được hạnh phúc, rằng anh ấy đang từ bỏ phù du để hướng đến chân lý.
Chi vậy? Có phải như vậy không?
Làm như vậy thì khác gì bạn đang chối bỏ thực tại để đuổi theo một hình bóng xa vời nào ở tương lai không có thật vì “nó sẽ mang đến cho bạn hạnh phúc”? Vậy chẳng khác nào hạnh phúc của bạn lại phụ thuộc vào hoàn cảnh?
Và như bạn biết, mọi hạnh phúc từ bên ngoài đều chóng vánh và giả tạo.
Tất nhiên, hiện tại là thay đổi, điểm mấu chốt ở đây là chúng ta không cố thúc đẩy một sự thay đổi này diễn ra nghịch tự nhiên bởi vì không nhận thức được hạnh phúc hiện hữu ở hiện tại.
Không có nghĩa là chúng ta không thay đổi; có nghĩa là chúng ta để sự thay đổi diễn ra tự nhiên, không can thiệp.
Phật không thành Phật. Làm gì có Phật? Khái niệm Phật phải trở nên tan biến, bởi vì Phật là trạng thái bình thường, làm sao có thể không Phật được?
Biết đủ chỉ đến khi bạn không còn khái niệm biết đủ, bởi vì như nào mới là biết đủ khi bạn luôn luôn đủ đầy?
Không có cao thì không có thấp, không có nhiều thì không có ít. Không có biết đủ hay không biết đủ vì biết đủ là trạng thái thường hằng, là Đạo.
Phật không thành Phật. Khái niệm Phật không tồn tại, không có Phật hay không Phật, chỉ có hiện hữu. Hãy chiêm nghiệm về điều này.
Biết đủ là làm gì?
Không làm gì cả.
Khi ý thức của bạn đã thắp sáng, nó sẽ không trở nên tối tăm lại, bạn sẽ bắt đầu nhìn nhận cuộc đời theo cách mới.
Nên hãy ý thức về điều vô minh, bạn không biết những điều bạn không biết.
Bây giờ, bạn đã ý thức biết đủ, vậy là đủ, cảm nhận.