1. Vì sao làm chủ nghệ thuật ăn nói?
Bạn đã biết tầm quan trọng của nghệ thuật ăn nói; nói một cách đơn giản, nếu bạn muốn làm giàu, mở rộng các mối quan hệ, học hỏi và phát triển, tận dụng các cơ hội, bạn phải làm chủ nghệ thuật ăn nói.
Đặc biệt quan trọng nếu bạn là bán hàng, diễn thuyết, tác giả, hay bất cứ công việc gì phải trình bày ý tưởng của bạn.
Trong bài viết này, chúng ta chỉ tập trung đến nghệ thuật giao tiếp đơn giản với một đối tượng hoặc một nhóm khán giả nhỏ. Nếu bạn muốn đọc về thuyết trình và kể chuyện, đăng ký newsletter trong form phía dưới và đợi những ngày tới.
2. Nói là lắng nghe
Bất cứ ai cũng muốn được lắng nghe, nếu bạn muốn phát triển thiện cảm ở họ, hãy lắng nghe họ nói.
Nói để người khác muốn nghe luôn khó hơn việc lắng nghe người khác nói, và mọi người luôn muốn được lắng nghe, bạn biết đấy.
Thay vì phân vân phải nói điều gì và lo lắng bản thân nói ra những điều không hay, chúng ta hãy chỉ tập trung vào lắng nghe và để họ nói bất cứ điều gì họ muốn.
Nhưng họ sẽ không nói cho đến khi họ biết là bạn muốn nghe, chúng ta hãy khuyến khích thông qua những câu hỏi tinh tế, thú vị và độc đáo.
Và hãy học nghệ thuật lắng nghe chủ động. Đơn giản là giao tiếp mắt với người nói 70%, gật đầu, hình thể cởi mở (không khoanh tay, hướng người…). Điều đặc biệt là hãy hỏi lại những điều họ trả lời bằng những câu hỏi mở.
3. Sức mạnh của câu hỏi
Giao tiếp sẽ trở nên vô cùng dễ dàng nếu bạn để người còn lại xử lí phần lớn nội dung giao tiếp, hãy sử dụng những câu hỏi; nội dung để họ nghĩ còn chủ đề là bạn chọn.
Hãy học về nghệ thuật hỏi sâu, chúng ta sẽ có một khóa học về chủ đề này trước tháng 8, đơn giản như sau:
- Bạn hỏi: Dạo này trời mưa quá nhỉ? (Hãy cứ bắt đầu bằng một câu hỏi đơn giản).
- Họ trả lời: Vâng, vào những ngày mưa như thế này tôi thường đọc sách / tôi không phải tưới cây / thường có lũ lụt.
Nếu bạn để ý, trong mỗi câu trả lời đều đi cùng một gợi ý để bạn tiếp tục câu chuyện. Một người giao tiếp tốt sẽ không bao giờ hết chuyện để nói. Chúng ta không cần phải chuẩn bị trước khi nói, chúng ta chỉ cần nắm bắt các dấu hiệu.
3.1. Hỏi về cảm xúc
Cảm xúc của người bạn nói là thứ vũ khí mạnh nhất của bạn khi giao tiếp.
Điều cốt lõi khi giao tiếp là kết nối, và để kết nối, bạn phải bắt đầu bằng cảm xúc.
Hãy hỏi về những điều họ thích, không thích, yêu, ghét và quan điểm của họ về các chủ đề.
Hãy kết hợp những câu hỏi cảm xúc này với các gợi ý bạn đã có.
Trở lại với ví dụ trời mưa, và họ trả lời là họ đọc sách trong những ngày mưa, bạn có thể đào sâu hơn bằng các câu hỏi như?
- Vậy là bạn thích đọc sách?
- Một quyển sách bạn thích là gì?
- Điều gì khiến bạn cảm thấy thú vị ở việc đọc sách?
- Nếu bạn chỉ có thể đọc một còn sách kể từ bây giờ, nó sẽ là gì?
Tương tự như thế, hãy học cách chơi đùa với các câu hỏi.
4. Nói về người khác
Điều mà một người nghĩ nhiều nhất là chính bản thân anh ấy, vậy nếu bạn chủ động nói về bản thân họ, họ sẽ cảm thấy ở bạn có điều gì đó đặc biệt và gần gũi.
Điều đó không có nghĩa là bạn không nói về bản thân bạn, một người giao tiếp khôn ngoan chỉ nói về bản thân anh ấy khi giới thiệu, khi được hỏi đến, hoặc khi kể chuyện.
Một chỉ cần nhớ một điều: một người thường chỉ quan tâm đến chính bản thân họ.
4.1. Hiểu về người khác
Một người sẽ cảm thấy gắn kết, tin tưởng và có thiện cảm với bạn nếu bạn hiểu một chút về họ.
Đây là lí do mà chúng ta đặt những câu hỏi về cảm xúc và tập trung lắng nghe một cách chủ động.
Nếu như bạn có thể nhớ một vài chi tiết riêng tư như sở thích hay quan điểm của họ thì càng tuyệt vời; đó là lí do mà nếu muốn trở thành một người giao tiếp tốt, bạn phải muốn hiểu và quan tâm đến người khác.
Một mẹo nhỏ là ghi lại những ngày sinh nhật vào ứng dụng lịch của bạn và gửi thiệp và lời chúc mừng một cách chu đáo.
5. Nói về các điểm chung
Chắc chắn có những điểm tương đồng giữa bạn với bất kì ai trên thế giới: sở thích, tôn giáo, quan điểm, người quen,…
Hãy tưởng tượng về bạn đang ở nước ngoài và gặp một người đồng hương một cách ngẫu nhiên.
Hay nếu bạn và một người khác có cùng sở thích bóng bàn, cùng quen biết một người nào đó.
Hoặc chỉ đơn giản bạn cùng thích một điều gì đó, cùng ủng hộ một vấn đề nào đó.
6. Nói một cách nhẹ nhàng
Bạn càng sử dụng ngôn ngữ một cách nhẹ nhàng và tế nhị, sức mạnh của nó càng to lớn; cũng giống như một vũ điệu càng uyển chuyển thì càng lộng lẫy.
- Đừng làm việc đó.
- Có lẽ bạn sẽ muốn làm việc này, bởi vì…
Bạn thấy đấy, chỉ một sự thay đổi nhỏ giữa các câu chữ cũng có thể mang đến hai kết quả hoàn toàn khác biệt.
Các vị phụ huynh, những người bán hàng thất bại trong việc thuyết phục bởi vì họ nói những điều họ cho là đúng mà không bắt đầu với những điều người nghe cho là đúng.
Sử dụng các câu hỏi một cách hiệu quả và đưa ra lời khuyên tinh tế, bạn sẽ thuyết phục được bất kì ai.
7. Nói ít
Nói thật và nói ít là điều duy nhất bạn cần nhớ từ bài viết này.
Mọi người đều muốn được lắng nghe, nếu bạn có thể trở thành người lắng nghe họ, bạn sẽ trở nên quan trọng trong cuộc đời họ.
Những người ba hoa về bản thân, nói những điều vô nghĩa và nhàm chán thường bị mọi người xa lánh.
Thà nói ít còn hơn nói điều người khác không muốn nghe.
Một điều quan trọng là hãy chỉ nói những điều mà bạn thật lòng nghĩ là đúng, chúng ta không đồng ý với một người chỉ để lấy lòng họ.
Và nhớ rằng, ngôn ngữ càng tế nhị, càng uyển chuyển thì uy lực thẩm thấu của nó càng lớn.