12 Nguyên tắc từ Chủ Nghĩa Khắc Kỷ để bạn áp dụng

12 Nguyên tắc chủ nghĩa khắc kỷ
Mục lục
Picture of Giải Pháp Nhân Tài
Giải Pháp Nhân Tài
Sứ mệnh của Giải Pháp Nhân Tài là giúp mỗi vận dụng sức mạnh vô tận của tâm trí để bức phá mọi tiềm năng của bản thân và chinh phục mọi mục tiêu bạn đặt ra thông qua các chương trình đào tạo chuyên nghiệp, các buổi chia sẻ đầy tâm huyết và những bài viết truyền cảm.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Email
Pinterest

Bạn có thể đã từng nghe loáng thoáng về chủ nghĩa khắc kỷ, hay về vị hoàng đế của đế chế La Mã Marcus Aurelius. Chủ nghĩa khắc kỷ là gì mà vị hoàng đế này đã tuân thủ xuyên suốt cuộc đời mình; và x nguyên tắc bạn có thể áp dụng ngay hôm nay là gì?

Chủ nghĩa khắc kỷ là gì?

Chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng hạnh phúc của chúng ta đến từ việc chấp nhận những điều đang diễn ra.

Hạnh phúc thật sự không đến từ những mong muốn nhất thời, vì thế không cho phép bản thân bị kiểm soát bởi những khao khát hưởng thụ hoặc lo lắng những thử thách.

Vận dụng tâm trí để hiểu về vũ trụ, phát triển bản thân và hành động theo sứ mệnh của bản thân. Cùng làm việc, đối xử với những người khác một cách công bằng, bất thiên vị.

Các tính chất của chủ nghĩa khắc kỷ: điềm đạm, lí trí, phát triển, kỉ luật. Một vài nhà tư tưởng và thực hành chủ nghĩa khắc kỷ nổi tiếng như:

  • Marcus Aurelius, Seneca, Epictetus, Cato, Zeno, Cleanthes, Hecato, Musonius Rufus,…
  • Tổng thống Mĩ: Bill Clinton, Theodore Roosevelt, George Washington,…
  • Tác giả như: JK Rowling, Robert Greene, Ralph Waldo Emerson,…

Nếu bạn có tìm hiểu về Phật giáo, sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ nhận ra những điểm tương đồng giữa Phật giáo và chủ nghĩa khắc kỷ.

Chủ nghĩa khắc kỷ giúp bạn như thế nào?

Chủ nghĩa khắc kỷ tập trung vào 2 vấn đề:

  1. Làm thế nào để chúng ta sống một cuộc đời hạnh phúc?
  2. Làm thế nào để chúng ta trở thành những người tốt hơn?

Đích đến của chủ nghĩa khắc kỷ là sự thanh thản và hạnh phúc nội tâm, giúp bạn làm chủ và kiểm soát cuộc đời bạn, xây dựng sức mạnh thể chất và tinh thần.

Chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng bạn đến cuộc đời này với một sứ mệnh, việc mà mỗi người chúng ta cần thực hiện là phát triển bản thân và thực hiện sứ mệnh này.

Sau đây là 12 nguyên tắc của chủ nghĩa khắc kỷ mà bạn phải áp dụng ngay sau khi đọc bài viết này:

1. Bạn hoàn toàn làm chủ cuộc đời bạn

Nếu bạn chỉ nhớ một điều duy nhất từ bài viết này, hãy nhớ rằng: bạn hoàn toàn làm chủ cuộc đời bạn. Mọi kết quả hiện tại diễn ra với bạn đều là do bạn quyết định.

Bạn hoàn toàn làm chủ cuộc đời bạn, mọi kết quả của bạn đều do bạn mà ra, đây là sự thật mà mỗi người trong chúng ta đều phải chấp nhận dù muốn hay không.

Đổ thừa cho các tác nhân bên ngoài như suy thoái, sự vô tâm của người khác hay “không có thời gian” là vô cùng đơn giản, nhằm che giấu đi sự thật rằng chính chúng ta đã quyết định kết quả đó.

Một người béo phì có thể đổ thừa cho hệ tiêu hóa hay “gen”, một người thất tình có thể đổ thừa cho sự vô tâm của người còn lại, một người mất việc có thể đổ thừa cho quyết định sai lầm của công ty, nhưng thật vậy sao?

Bạn hoàn toàn làm chủ cuộc đời bạn, mọi kết quả diễn ra trong cuộc đời bạn đều do bạn quyết định. Nếu có một hoặc vài kết quả bạn không mong muốn diễn ra, hãy thay đổi. Điều này dẫn bạn đến với nguyên tắc thứ 2:

2. Tập trung vào những điều bạn kiểm soát

Những điều diễn ra trong cuộc đời bạn được chia làm 2 nhóm: những điều bạn có thể kiểm soát và những điều bạn không thể kiểm soát.

Một số điều bạn không thể kiểm soát: quan điểm của người khác, những điều diễn ra với bạn, những điều bạn “muốn” diễn ra,…

Một số điều bạn có thể kiểm soát: suy nghĩ, hành động, niềm tin, quan điểm của bạn,…

Nhiều người thường lãng phí thời gian để quan tâm, lo lắng hay “hi vọng” rằng những điều họ không thể kiểm soát sẽ thay đổi.

Thay vì lãng phí năng lượng vào những điều bạn không thể kiểm soát, sao không bắt đầu hành động và thay đổi những điều bạn có thể kiểm soát?

Không có cách này thì sẽ có cách khác, luôn có cách để giải quyết vấn đề và nằm trong tầm kiểm soát của bạn; hãy tập trung vào những điều này và đừng lãng phí năng lượng.

3. Hành động

Rất dễ dàng để rơi vào cái bẫy chỉ nói, suy nghĩ, mong muốn mà không hành động. Bởi vì chỉ để nói thì không yêu cầu sự thay đổi nhưng để hành động thì yêu cầu bạn phải bước ra khỏi vùng an toàn.

Nghĩ, thảo luận hay xem xét quá kỹ lưỡng là không cần thiết, bạn chỉ lặp đi lặp lại những suy nghĩ trong đầu mình theo một vòng luẩn quẩn. Càng nghĩ nhiều bạn càng sa vào vòng luẩn quẩn này, hãy hành động.

Bạn không sinh ra để trì hoãn

Chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng bạn đến cuộc đời này với một sứ mệnh, thông qua việc thực hiện sứ mệnh này bạn đạt đến đỉnh cao của “sống”. Đọc bài viết 7 Bước để Xác định Sứ Mệnh của bạn ngay để tìm ra sứ mệnh của bạn.

Nếu bạn muốn có một kỉ luật thép, một ý chí kiên định để thực hiện những điều bạn biết là nên làm, hãy đọc thêm về 10 Nguyên tắc để bạn xây dựng Kỉ luật thép.

4. Sống thuận tự nhiên

Chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng chúng ta nên sống thuận tự nhiên. Nhưng cái thuận tự nhiên này là như thế nào? Nếu điều gì diễn ra, nó diễn ra; việc của chúng ta là hành động tiếp tục trong giây phút hiện tại, dựa trên các nguồn lực mà ta hiện có mà không bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh, những cảm xúc tiêu cực hay quá khứ của bản thân mình.

Tương tự như nguyên tắc thứ 2: thế giới này vận hành dựa theo những quy luật bất biến, việc của chúng ta là hành động thuận theo những quy luật tự nhiên này mà không kháng cự chúng.

Một số ví dụ là việc chúng ta già đi và từ giã cõi đời này, sức khỏe, bản năng của loài người,… đặc biệt nhất là sự thay đổi. Bạn không thể kháng cự sự thay đổi, mọi chuyện đều sẽ khác.

5. Biến ngưỡng mộ thành chuyển hóa

Ai là người mà bạn ngưỡng mộ và bạn ngưỡng mộ điều gì ở họ? Hãy sử dụng hình tượng về họ để hành động và phát triển bản thân bạn.

Hãy tưởng tượng như thể bạn đang tâm sự và nhận được sự chỉ bảo từ họ. Và hãy hành động như thể họ đang quan sát và đồng hành cùng với bạn.

6. Đối mặt thử thách

Bản năng động vật của chúng ta luôn ưu tiên những giải pháp đơn giản, dễ dàng. Chúng ta luôn thích dành trên giường lướt facebook hơn là dành thời gian tập thể dục.

Tuy nhiên, những kết quả giá trị không đến một cách dễ dàng, chúng luôn đến cùng với những thử thách. Nếu bạn muốn một cơ thể đẹp, bạn phải đối mặt với thử thách; nếu bạn muốn kiến thức chuyên môn sâu rộng, bạn phải đối mặt với thử thách.

Đi cùng với thử thách là những phần thưởng của nó. Thử thách không phải là điều nên tránh mà thử thách chính là con đường chúng ta nên đi. Từ bây giờ, hãy xem các thử thách của bạn là các phần thưởng của bạn.

Một trong những nguyên tắc cốt lõi của chủ nghĩa khắc kỷ là không chùn bước bởi thử thách bởi vì thử thách đồng nghĩa với phát triển.

7. Loại bỏ những cảm xúc tiêu cực

Nhiều người thường xuyên bị những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, buồn phiền, lo lắng,… chi phối họ, điều này cần phải được loại bỏ khỏi cuộc đời bạn.

Sự thật là cảm xúc không kiểm soát bạn mà là bạn kiểm soát cảm xúc. Những điều bạn suy nghĩ sẽ tạo ra cảm xúc của bạn. Chủ nghĩa khắc kỷ nói rằng một người nên suy nghĩ một cách thật sự chọn lọc và nghiêm khắc về chất lượng suy nghĩ của mình.

Cũng cùng một vấn đề đó nếu bạn suy nghĩ rằng bạn chịu thiệt, bị hại thì bạn sẽ tức giận, buồn bã; còn nếu bạn cảm thấy bạn được lợi bạn sẽ vui vẻ.

Cũng cùng một vấn đề đó nếu bạn suy nghĩ rằng bạn chịu thiệt, bị hại thì bạn sẽ tức giận, buồn bã; còn nếu bạn cảm thấy bạn được lợi bạn sẽ vui vẻ.

Cảm xúc cần phải được “đặt tên”. Nếu bạn không đặt tên, cảm xúc sẽ chỉ là cảm xúc, bạn sẽ không vui vẻ, buồn bã, giận dữ hay sợ hãi. Khi cảm xúc đến, bạn có thể cho rằng bạn đang hưng phấn hoặc đang sợ hãi. Hãy trải nghiệm việc “đặt tên” này lần tiếp theo cảm xúc đến.

8. Rèn luyện tâm trí

Tâm trí cũng như các cơ bắp: sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nếu như được rèn luyện thường xuyên. Tâm trí tựa như một cái máy ghi âm, những điều bạn nói với nó sẽ được lặp lại liên tục.

Nếu bạn nói cho tâm trí một suy nghĩ hoặc một cảm xúc tiêu cực, nó sẽ lặp đi lặp lại sự tiêu cực này.

Rèn luyện tâm trí chính là rèn luyện những suy nghĩ, cảm xúc và thái độ tích cực bên trong bạn. Chủ nghĩa khắc kỷ yêu cầu một người phải có một tâm trí được rèn luyện: điềm đạm, lí trí, biết ơn và hướng tới hành động thực thi sứ mệnh.

Tâm trí cũng nhơ cơ thể của bạn tựa như một khối đất sét, tùy theo cách bạn nhào nặn và định hình mà kết quả xuất hiện sẽ khác nhau.

9. Phản hồi thay vì phản ứng

Bản năng động vật của chúng ta là phản xạ ngay lập tức với các kích thích một cách mất kiểm soát và thiếu lí trí. Chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng một người phải học được cách phản hồi thay vì phản ứng.

Ví dụ như khi một người nào đó mắng chửi chúng ta, chúng ta liền phản ứng với họ bằng một cơn giận. Nhưng cơn giận này là cần thiết sao? Sao chúng ta không dừng lại và quyết định xem liệu cơn giận này có là cần thiết?

Khả năng dừng lại và quyết định phản hồi của bạn mang đến cho bạn sức mạnh, đây là khi bạn làm chủ bản thân mình và không bị chi phối bởi ngoại tố.

Lần sau, khi bạn nói chuyện với một người nào đó, một điều đó bất ngờ diễn ra với bạn,… hãy dừng lại và quyết định bạn nên phản hồi như thế nào.

Dần dần, phản hồi này sẽ trở thành phản ứng mới của bạn, tâm trí bạn đã được rèn luyện.

10. Hạnh phúc

Chủ nghĩa khắc kỷ cũng cho rằng hạnh phúc của bạn không phụ thuộc vào hoàn cảnh mà phụ thuộc vào bản thân bạn. Hạnh phúc của bạn không phụ thuộc vào tài sản, hoàn cảnh hay các mối quan hệ của bạn; dù cho có hay không có chúng, bạn vẫn hoàn toàn hạnh phúc.

Chủ nghĩa khắc kỷ cũng cho rằng hạnh phúc của bạn không phụ thuộc vào hoàn cảnh mà phụ thuộc vào bản thân bạn. Hạnh phúc của bạn không phụ thuộc vào tài sản, hoàn cảnh hay các mối quan hệ của bạn; dù cho có hay không có chúng, bạn vẫn hoàn toàn hạnh phúc.

Biết ơn

Hãy tưởng tượng về một người luôn biết ơn bất kể hoàn cảnh. Bất kể điều thử thách và khó khăn, người đó vẫn giữ lòng biết ơn ngập tràn bên trong họ.

Hãy rèn luyện môt tâm trí biết ơn, hãy tìm hiểu về 14 Lí do để phát triển Lòng Biết ơn.

11. Hào phóng

Chủ nghĩa khắc kỷ trân trọng sự hào phóng: thể hiện sự làm chủ hoàn toàn của bạn về tinh thần và vật chất. Hào phóng của chủ nghĩa khắc kỷ là hào phóng với chính bản thân bạn và mọi người xung quanh.

Hào phóng với bản thân là việc giúp bản thân bạn bỏ đi những gánh nặng về cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực, bỏ đi những ràng buộc bó buộc sự tự do của bạn.

Hào phóng với mọi người xung quanh cả về vật chất và tinh thần, đối xử mọi người bằng sự tôn trọng và lòng biết ơn.

12. Đối mặt với cái chết

Cái chết diễn ra là điều chúng ta không thể tránh khỏi. Chúng ta không cần trốn tránh cái chết, thậm chí, chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng chúng ta nên đối mặt với cái chết, chào đón nó như một người bạn.

Cái chết mang đến ý nghĩa cho sự sống. ‘Memento mori’ – thành ngữ La Mã được những người thực hành chủ nghĩa khắc kỷ khắc cốt ghi tâm, họ cho rằng cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, hôm nay hoặc ngày mai, vì thế mà họ trân trọng từng giây phút của sự sống.

Hôm nay có thể là ngày cuối cùng bạn hiện diện trên cuộc đời này, bạn có thể sử dụng nó một cách lười biếng, để tận hưởng những sự “giải trí” cuối cùng của cuộc đời bạn rồi tan vào hư vô một cách vô nghĩa; hoặc bạn có thể dành trọn năng lượng và tâm trí vào hành động những điều ý nghĩa – sứ mệnh của bạn.

Hôm nay có thể là ngày cuối cùng bạn hiện diện trên cuộc đời này, bạn có thể tận hưởng nó trong sự bực dọc, buồn bã, sầu não hay lo lắng; hoặc bạn có thể trân trọng từng giây phút trong sự biết ơn và niềm hạnh phúc vô tận.

Hãy đối mặt với cái chết.

Áp dụng chủ nghĩa khắc kỷ

Bạn có thể dọc xong bài viết này và chẳng tận dụng gì từ nó, bạn hoàn toàn tự do thực hiện việc này, nhưng nếu bạn làm việc này, hãy chắc chắn rằng bạn đã quyết định nó chứ không phải vì các thói quen và lối tư duy cũ khiến bạn phủ định ý nghĩa của chủ nghĩa khắc kỷ.

Nếu bạn chỉ nhớ duy nhất một điều từ bài viết này và chủ nghĩa khắc kỷ: bạn hoàn toàn làm chủ cuộc đời bạn, mọi kết quả của bạn đều do bạn quyết định. Hạnh phúc, sức khỏe, việc bạn có tận hưởng cuộc đời này không hoàn toàn do bạn quyết định.

Áp dụng chủ nghĩa khắc kỷ không phải là việc ghi nhớ các nguyên tắc hay các danh ngôn từ các nhà tư tưởng, áp dụng chủ nghĩa khắc kỷ bắt đầu từ việc làm chủ hoàn toàn suy nghĩ của bạn và nói không với các suy nghĩ tiêu cực.

Hãy luôn nhớ rằng cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, hãy trân trọng từng giây phút của bạn bằng lòng biết ơn.

Nếu bạn có khả năng (hoặc muốn luyện tập) về tiếng Anh và muốn nghiên cứu thêm về Chủ nghĩa khắc kỷ hãy tìm hiểu các bài viết của Daily Stoic.

0 0 đánh giá
Đánh giá
Chia sẻ Bài viết
Cam kết ý thức mỗi ngày!

Hãy nhận ngay Newsletter mỗi ngày để xây dựng thói quen ý thức cho bản thân bạn!

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Các bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nhận ngay Newsletter -
Giữ tâm trí Ý thức mỗi ngày

Copyright © 2019 – 2021 Giải Pháp Nhân Tài. All Rights Reserved – Contact us.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x